Nước vào bô xe máy có sao không? Xử lý như thế nào?

thitruongxe
11/05/25
44 view
5/5 - (1 bình chọn)

Khi sử dụng xe máy vào mùa mưa chắc hẳn không thể tránh khỏi việc lái xe qua vùng ngập nước khiến nước tràn vào trong bô xe. Nhiều người thắc mắc, nước vào bô xe máy có sao không và xử lý như thế nào? Cùng tham khảo dưới bài viết này nhé.

Nước vào bô xe máy có sao không? Xử lý như thế nào?
Nước vào bô xe máy có sao không? Xử lý như thế nào?

Nước vào bô xe máy có sao không?

Nước vào bô xe máy có thể khiến xe bị tắt máy đột ngột do hệ thống ống xả liên kết trực tiếp đến động cơ xe. Bên cạnh đó, khi nước tràn vào bô xe máy còn gây ra nhiều hậu quả sau:

  • Nước xâm nhập vào hệ thống đánh lửa, làm cho xe đột ngột ngừng hoạt động.
  • Mô tơ đề có nguy cơ bị chập điện, thậm chí có thể dẫn đến cháy nổ do hệ thống điện bị ngấm nước.
  • Ắc quy của xe có thể bị ngắt mạch, khiến cho xe không thể khởi động lại.
  • Các bộ phận khác như bộ lọc gió, bugi… có thể bị hư hỏng.
  • Xe vận hành ì ạch, máy nóng hơn bình thường, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Nước vào bô xe máy có sao không?
Nước vào bô xe máy có sao không?

Nếu trường hợp bất khả kháng phải lái xe máy qua vùng ngập nước khiến nước tràn vào ống xả thì người lái xe có thể xử lý theo các cách sau.

Các bước xử lý khi nước vào bô xe máy

Việc xử lý tình trạng nước vào ống xả xe máy không quá phức tạp, tuy nhiên sẽ đòi hỏi bạn có một chút kiến thức kỹ thuật về xe máy. Nếu không tự tin, lựa chọn tốt nhất là đưa xe đến cửa hàng sửa chữa xe gần nhất để nhận được sự hỗ trợ từ thợ chuyên nghiệp.

Dưới đây là các bước xử lý khi khi nước vào bô xe máy:

Bước 1: Tháo bugi và làm khô

Đầu tiên, hãy xả hết lượng xăng cũ còn lại trong máy và khóa van bình xăng. Sau đó, tiến hành tháo bugi ra và lau thật khô.

Bước 2: Vệ sinh khoang máy và thay dầu

Loại bỏ hoàn toàn lượng dầu cũ trong khoang máy, đồng thời vệ sinh lại khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng cho xe máy. Tiếp theo, thay dầu nhớt mới để đảm bảo không còn sót lại bất kỳ giọt nước nào bên trong khoang máy.

Bước 3: Làm sạch và sấy khô các đầu mối điện

Tiến hành làm sạch và sấy khô cẩn thận tất cả các đầu mối điện trên xe. Nguyên nhân là khi xe di chuyển qua những đoạn đường ngập nước, nước và bụi bẩn có thể theo đó xâm nhập vào ống xả và các bộ phận khác của xe. Nếu không được làm sạch, các mối điện rất dễ bị ăn mòn, làm tăng nguy cơ chập điện và gây hư hỏng cho xe.

Bước 4: Hong khô hệ thống phanh

Thực hiện hong khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu nguy cơ chai lì má phanh, đảm bảo hiệu suất phanh an toàn.

Bước 5: Vệ sinh các chi tiết khác

Sử dụng dầu máy để làm sạch các tạp chất bám trên xích xe, chân phanh và cần khởi động để hoàn tất quá trình xử lý.

Kinh nghiệm lái xe máy an toàn qua vùng ngập nước

Để hạn chế tối đa tình trạng nước vào ống xả xe máy khi di chuyển qua các đoạn đường ngập lụt, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Đối với xe số: Hãy điều khiển xe ở số 1 hoặc số 2 và duy trì đều tay ga trong suốt quá trình di chuyển qua vùng ngập.
  • Đối với xe tay ga: Nên di chuyển với tốc độ chậm và giữ đều tay ga. Việc tăng ga đột ngột rồi giảm ga đột ngột có thể tạo điều kiện cho nước lọt vào ống xả. Tốt nhất là tránh đi xe qua những khu vực có mực nước ngập quá ống xả. Sau khi đi qua vùng ngập, bạn nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời.
  • Đối với xe tay côn: Tương tự như xe số, hãy đi ở số thấp nhất, giữ đều tay ga và tuyệt đối không nhả hết côn khi di chuyển qua vùng ngập nước.
Kinh nghiệm lái xe máy an toàn qua vùng ngập nước
Kinh nghiệm lái xe máy an toàn qua vùng ngập nước

Bên trên là một số cách xử lý khi nước vào bô xe máy, hy vọng bài viết có thể giúp bạn vượt qua mùa mưa một cách an toàn nhé.