Đăng kiểm ô tô lần 2 là một công việc quan trọng bắt buộc chủ xe phải thực hiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Dưới đây là các loại giấy tờ đăng kiểm ô tô lần 2 và thủ tục đăng kiểm ô tô lần 2 mà chủ xe cần nắm rõ trước khi mang xe đi kiểm định.
Đăng kiểm ô tô là gì?
Đăng kiểm ô tô là quy trình kiểm tra và đánh giá chất lượng kỹ thuật của các phương tiện cơ giới, được thực hiện bởi các trung tâm đăng kiểm thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam. Quá trình này nhằm xác định ô tô có đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hay không. Các bộ phận chính được kiểm tra bao gồm hệ thống phanh, lái, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng, và khí thải.
Việc đăng kiểm ô tô là bắt buộc và được quy định bởi pháp luật. Tất cả các chủ xe, bất kể mua xe mới hay xe cũ, đều phải thực hiện đăng kiểm để xe được phép lưu thông trên đường.
Đăng kiểm ô tô lần 2 cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Quy trình đăng kiểm ô tô lần 2 thực hiện sẽ tương tự như lần đầu và phải được thực hiện tại các trung tâm đăng kiểm.
Khi đăng kiểm ô tô lần 2 chủ phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ sau:
Giấy đăng ký xe ô tô
Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu không có bản chính, có thể xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
- Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
- Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính.
- Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe từ cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự
Xuất trình bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Đây là một giấy tờ bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho chủ xe và bên thứ ba trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe
Nộp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, bao gồm:
- Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước.
- Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá.
- Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an.
- Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT
Nộp bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT và BVMT) đối với xe cơ giới mới cải tạo. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng xe đã được kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường.
Thủ tục đăng kiểm ô tô lần 2
Thủ tục đăng kiểm ô tô lần 2 được thực hiện nhanh chóng nếu không có quá nhiều phương tiện kiểm định trong ngày hôm đó, cũng giống như đăng kiểm lần đầu, sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chủ phương tiện nhanh chóng nộp hồ sơ để được đăng kiểm ô tô lần 2.
Nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng kiểm ô tô lần 2
Sau khi nhân viên cơ quan đăng kiểm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được yêu cầu nộp lệ phí đăng kiểm.
Mức phí hiện nay cho xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi là 340.000 đồng, bao gồm 240.000 đồng phí đăng kiểm và 100.000 đồng cho giấy chứng nhận đăng kiểm.
Nhân viên kiểm định xe
Tiếp theo, xe của bạn sẽ được đưa vào dây chuyền kiểm định. Trong quá trình này, cán bộ kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra các hệ thống quan trọng của xe như khí thải, thiết bị chiếu sáng, và các thiết bị an toàn khác. Thời gian kiểm định thông thường kéo dài từ 10 đến 15 phút.
Đóng phí bảo trì đường bộ
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm định, bạn cần đóng phí bảo trì đường bộ. Đối với xe tư nhân dưới 9 chỗ, mức phí này là 130.000 đồng/tháng, còn đối với xe của tổ chức dưới 9 chỗ, mức phí là 180.000 đồng/tháng.
Nhận lại hồ sơ và giấy chứng nhận kiểm định
Cuối cùng, nếu xe của bạn đạt chất lượng kiểm định, nhân viên tại trung tâm sẽ trả lại hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định, và tem kiểm định. Ngược lại, nếu xe không đạt, bạn sẽ không nhận được giấy chứng nhận và tem kiểm định, và cần khắc phục các vấn đề để thực hiện kiểm định lại
Một số lưu ý khi đăng kiểm xe ô tô lần 2
Có một số lưu ý quan trọng khi mang xe đi đăng kiểm lần 2 mà bạn cần ghi nhớ để quá trình diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết
Kiểm tra giấy tờ để đảm bảo rằng bạn có đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước khi tiến hành thủ tục đăng kiểm ô tô lần 2 như: giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, và giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT (nếu có).
Trước khi đến trung tâm đăng kiểm, hãy đảm bảo hồ sơ phương tiện của bạn đã được lập đầy đủ và chính xác để tránh việc bị trả hồ sơ về yêu cầu bổ sung rất mất thời gian.
Kiểm tra tình trạng xe khi đăng kiểm ô tô lần 2
Hãy tham khảo các bài viết hoặc hỏi những người lái xe có kinh nghiệm đăng kiểm ô tô lần 2 để đảm bảo xe ô tô đủ tiêu chuẩn để được đăng kiểm, hãy kiểm tra các chi tiết dưới đây trước khi mang xe đi đăng kiểm:
- Lốp xe: Kiểm tra áp suất và độ mòn của lốp. Lốp xe cần đảm bảo không bị mòn quá mức và có áp suất đúng chuẩn để an toàn khi vận hành.
- Hệ thống phanh: Đảm bảo phanh hoạt động tốt, không có tiếng kêu lạ, bàn đạp phanh không quá sâu, và dầu phanh ở mức đủ.
- Đèn chiếu sáng: Kiểm tra tất cả các đèn trên xe, bao gồm đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, và đèn báo rẽ, để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
- Gạt mưa: Đảm bảo gạt mưa hoạt động tốt để không gây hạn chế tầm nhìn khi lái xe trong điều kiện mưa.
- Khí thải: Kiểm tra hệ thống xả và mức độ phát thải của xe để đảm bảo không vượt quá mức quy định về bảo vệ môi trường.
- Ngoại thất và nội thất xe: Đảm bảo xe của bạn được vệ sinh sạch sẽ cả bên ngoài lẫn bên trong. Một chiếc xe sạch sẽ và ngăn nắp không chỉ tạo ấn tượng tốt mà còn giúp quá trình kiểm tra dễ dàng hơn.
Nắm rõ quy trình đăng kiểm ô tô lần 2
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn cần nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng kiểm và hãy chuẩn bị trước khoản lệ phí để tránh mất thời gian. Đồng thời, hiểu rõ các bước trong quy trình kiểm định, từ việc kiểm tra khí thải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn đến việc nhận lại hồ sơ và giấy chứng nhận kiểm định.
Một số lỗi khiến xe ô tô bị từ chối đăng kiểm lần 2, chủ xe cần lưu ý
Hệ thống đèn xe không đạt chuẩn theo quy định
Đèn chiếu sáng là một phần quan trọng trong hệ thống an toàn của xe. Nếu đèn pha, đèn hậu hoặc đèn xi nhan không hoạt động, bị hỏng hoặc không đúng chuẩn, xe của bạn có thể bị từ chối đăng kiểm. Đèn không đủ sáng hoặc chói quá mức cũng có thể gây nguy hiểm khi lái xe ban đêm, hãy đảm bảo đèn xe đạt tiêu chuẩn trước khi đăng kiểm ô tô lần 2.
Hệ thống khí thải không đạt chuẩn
Hệ thống xả khí thải của xe cần tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường khi đăng kiểm lần 2. Nếu hệ thống này phát thải quá mức quy định hoặc có dấu hiệu hư hỏng như rò rỉ, xe của bạn sẽ không đạt kiểm định. Các vấn đề phổ biến bao gồm bộ lọc khí thải bị tắc nghẽn hoặc hệ thống xử lý khí thải không hoạt động hiệu quả.
Phanh xe không đảm bảo an toàn
Hệ thống phanh bao gồm phanh trước, phanh sau và phanh tay. Nếu bất kỳ bộ phận nào của hệ thống phanh có dấu hiệu hư hỏng hoặc không hoạt động hiệu quả, xe sẽ bị từ chối đăng kiểm. Các vấn đề phổ biến bao gồm má phanh bị mòn, đĩa phanh bị nứt, hoặc hệ thống phanh bị rò rỉ dầu phanh.
Lốp xe không đạt tiêu chuẩn
Lốp xe cần đảm bảo có đủ độ bám và không bị mòn quá mức, áp suất lốp cũng cần phải đúng chuẩn. Lốp cũ hoặc không đảm bảo an toàn có thể gây nổ lốp khi đang lưu thông, đặc biệt trên các đoạn đường đèo dốc.
Động cơ xe hoạt động không ổn định
Nếu đèn báo lỗi động cơ trên bảng điều khiển sáng chứng tỏ động cơ có vấn đềhệ thống điện tử của xe bị hỏng chỗ nào đó. Xe của bạn có thể không đạt kiểm định lần 2 nếu vấn đề này không được khắc phục.
Các bộ phận tại hệ thống treo và khung xe bị hỏng
Hệ thống treo bao gồm các bộ phận như giảm xóc, lò xo và thanh chống. Nếu hệ thống này bị hỏng hoặc không hoạt động tốt, xe sẽ không đảm bảo an toàn khi vận hành. Khung xe bị gỉ sét, nứt hoặc biến dạng cũng là nguyên nhân khiến xe không đạt kiểm định.
Hệ thống lái không ổn định
Hệ thống lái cần phải chính xác và không bị lỏng. Vô lăng bị lỏng hoặc có độ trễ lớn khi xoay có thể gây nguy hiểm khi lái xe.
Kính chắn gió và cần gạt mưa bị nứt / vỡ
Kính chắn gió không được có vết nứt lớn hoặc vỡ, vì điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái. Gạt mưa cần hoạt động tốt để đảm bảo kính chắn gió sạch và tầm nhìn không bị che khuất trong điều kiện mưa.
Giấy tờ không đầy đủ hoặc hết hạn
Giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Nếu giấy tờ của xe không đầy đủ hoặc hết hạn, xe sẽ bị từ chối đăng kiểm. Đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ cần thiết đều còn hiệu lực và được mang theo khi đi đăng kiểm.
#Xem chi tiết: Các lỗi khiến xe bị từ chối đăng kiểm
Làm gì khi xe ô tô bị từ chối đăng kiểm?
Nếu xe không đạt kiểm định, bạn cần phải khắc phục các lỗi được theo yêu cầu của nhân viên kiểm định và đảm bảo rằng mọi thứ đã được giải quyết xong trước khi mang xe đi kiểm định lại.
Hãy đảm bảo khắc phục triệt để để không phải mất thêm thời gian và chi phí. Lưu ý thời gian để quay lại kiểm định sau khi đã khắc phục các lỗi, tránh để quá hạn sẽ phải tiến hành lại từ đầu.
Bên trên là các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng kiểm ô tô lần 2, chủ xe cần lưu ý để đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra suôn sẻ, tránh mất thời gian và chi phí. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.