Bằng lái xe ô tô quá hạn bao nhiêu ngày mới phải thi lại?

Rate this post

Thông tư 35/2025 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 quy định về việc người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi bằng lái xe hết hạn và một số quy định mới về hình thức và nội dung sát hạch lái xe cũng như quy định mới về việc cấp lại bằng lái xe bị mất như sau.

Bằng lái xe ô tô quá hạn bao nhiêu ngày mới phải thi lại?

Theo quy định mới nhất của Thông Tư 35/2024 được ban hành vào ngày 15/11/2024 thì kể từ ngày 1/1/2025 người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi bằng lái xe ô tô hết hạn dù chỉ 01 ngày.

Cụ thể, người sở hữu các loại bằng lái xe ô tô hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá hạn dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn sẽ phải thi sát hạch lý thuyết lại. Thời gian quá hạn bằng lái trên 01 năm sẽ phải thi lại cả phần lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình và đường trường.

Bên cạnh đó, người đã mất bằng lái xe ô tô mà bằng lái quá hạn dưới một năm cũng sẽ được đào tạo và thi sát hạch lại phần lý thuyết, nếu quá hạn trên 01 năm sẽ thi lại phần lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, người sở hữu bằng lái xe bị mất này phải có tên trong hồ sơ của Sở Giao thông Vận tải, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý. Người mất bằng lái xe sẽ được xét cấp lại ngay, không cần phải xác minh 2 tháng như trước đây.

So với Thông tư 04/2022 (sẽ hết hiệu lực từ 1/1/2025) việc thi lại bằng lái xe ô tô đã quá hạn trên / dưới 01 năm này có phần bị siết chặt, trước 1/1/2025 thì bằng lái xe ô tô quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm thì mới phải thi lại lý thuyết, bằng lái ô tô quá hạn trên 01 năm mới phải thi lại lý thuyết và thực hành. 

Quy định ở Thông tư 04/2022 cho phép người lái xe có thể đổi bằng lái xe ô tô nếu quá hạn trước 03 tháng mà không cần phải thi lại lý thuyết.

Hình thức và nội dung sát hạch lái xe từ 01/01/2025

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT thì hình thức, nội dung và quy trình sát hạch lái xe từ 1/1/2025 như sau: 

Phần lý sát hạch lý thuyết

Phần thi sát hạch lý thuyết sẽ bao gồm các câu hỏi có liên quan đến luật giao thông, quy định về trật tự, an toàn giao thông, kỹ thuật lái xe và các nội dung về cấu tạo và sửa chữa thông thường.

Phần lý sát hạch lý thuyết
Phần lý sát hạch lý thuyết

Ngoài ra, người đăng ký thi sát hạch cần có đạo đức của người lái xe, văn hóa khi tham gia giao thông và am hiểu về tác hại của rượu bia khi điều khiển các phương tiện và một số kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Phần lý sát hạch thực hành lái xe trong sa hình

Phần lý sát hạch thực hành lái xe trong sa hình
Phần lý sát hạch thực hành lái xe trong sa hình

Đối với người thi bằng lái hạng B1: 

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại;

Đối với người thi bằng lái hạng B, C1, C, D1, D2, D:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch lái xe gồm: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B và C1 thực hiện ghép xe dọc; hạng B, C, D1, D2 và D thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc;

Đối với người thi bằng lái hạng B, C1, C, D1, D2, D:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại;

Đối với người thi bằng lái hạng C1E, CE:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.

Phần lý sát hạch thực hành lái xe trên đường trường

Đối với người thi bằng lái hạng B, C1, C, D1, D2, D:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch. Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên;

Đối với người thi bằng lái hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE:

Thực hiện sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp, có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.

Phần thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông 

Phần thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông 
Phần thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

Đối với người thi bằng lái hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE:

Người dự sát hạch phát hiện các thời điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc quan sát các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính.

*Cơ sở pháp lý Điều 17 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT

Thời hạn của các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam cấp và công nhận 07 loại bằng lái xe ô tô bao gồm: B1 số tự động, B1, B2, C, D, E, F và thời hạn của các loại bằng lái kể trên như sau: 

  • Bằng lái xe hạng B1 (số tự động): Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam) / Lái xe trên 45 tuổi (đối với nữ) và trên 50 tuổi (đối với nam) thì GPLX có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Bằng lái xe hạng B1: Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam) / Lái xe trên 45 tuổi (đối với nữ) và trên 50 tuổi (đối với nam) thì GPLX có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Bằng lái xe hạng B2: Có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp
  • Bằng lái xe hạng C: Có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp
  • Bằng lái xe hạng D: Có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp
  • Bằng lái xe hạng F, FB2, FC, FD, FE: Có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp
Thời hạn của các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam
Thời hạn của các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

#Tham khảo: Các loại bằng lái ô tô

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2025 người sở hữu các loại bằng lái xe kể trên cần phải thi lại phần lý thuyết nếu bằng lái xe ô tô quá hạn dưới 1 năm, tức là dù quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại nếu có nhu cầu sử dụng bằng lái. Người sở hữu bằng lái xe quá hạn trên 1 năm sẽ phải thi lại phần lý thuyết và thực hành.

Bài viết dựa theo Thông Tư 35/2024 được ban hành ngày 15/11/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.