Kinh nghiệm đăng kiểm ô tô dành cho người mới

Vương Trần
20/12/24
24 view
5/5 - (1 bình chọn)

Đăng kiểm ô tô là việc mà chủ xe nào cũng phải thực hiện định kỳ, bởi đây là quy định bắt buộc chung. Tuy nhiên, để hoàn tất thủ tục đăng điểm ô tô một cách nhanh chóng và tránh bị từ chối gây mất thời gian. Chủ xe, đặc biệt là những người mới cần phải có kinh nghiệm đăng kiểm ô tô được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau!

5 kinh nghiệm đăng kiểm ô tô bạn cần biết

5 nguyên tắc trước và trong khi đăng kiểm xe ô tô chủ xe cần nhớ: 1 là chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, 2 là đóng phạt nguội (nếu có), 3 là đem xe đi bảo dưỡng trước, 4 là tránh giờ cao điểm và 5 là dự trù chi phí.

Đăng kiểm xe ô tô là gì? Tại sao cần đăng kiểm?

Đăng kiểm xe ô tô (hay còn gọi là kiểm định xe cơ giới) là việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn quy định. Mục đích của việc đăng kiểm là:

  • Kiểm tra các hệ thống quan trọng của xe như phanh, lái, đèn, còi… để đảm bảo xe đủ điều kiện an toàn khi tham gia giao thông.
  • Kiểm tra khí thải của xe để đảm bảo không vượt quá mức cho phép, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được tình trạng của các phương tiện đang lưu hành

5 kinh nghiệm đăng kiểm ô tô bạn cần biết

Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm, các bước từ khi bắt đầu chuẩn bị đến khi đi thực hiện đăng kiếm mà chủ xe cần nắm bắt rõ, tránh trường hợp bị từ chối gây mất thời gian cho cả đơn vị đăng kiểm và chính bản thân chủ xe.

Thủ tục giấy tờ đi đăng kiểm ô tô

Kinh nghiệm đăng kiểm ô tô: Chuẩn bị đủ giấy tờ
Trước khi bắt đầu đăng kiểm, hãy chắc rằng bản thân đã có đủ giấy tờ thủ tục

Xe kiểm định lần đầu:

  • Giấy tờ đăng ký xe bản chính / Hoặc giấy biên nhận giữ bản chính do tổ chức tín dụng cấp / Hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe;
  • Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
  • Bản chính chứng nhận kiểm định cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

Xe kiểm định định kỳ

  • Giấy đăng ký xe: Bản chính giấy đăng ký xe (cavet xe) hoặc giấy tờ thế chấp nếu có từ tổ chức tín dụng hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký
  • Bản chính giấy kiểm định cũ: chứng nhận chất lượng ANKT có màu vàng có hình xe trong giấy kiểm định
  • Thông tin đăng nhập (đối với xe kinh doanh vận tải): thiết bị giám sát hành trình hoặc camera, chủ xe cần liên hệ trực tiếp đơn vị lắp đặt thiết bị để yêu cầu gửi thông tin đăng nhập( gồm link đăng nhập, tên đăng nhập, mật khẩu).

Kiểm tra phạt nguội

Trong quá trình thực hiện đăng kiểm, rất nhiều chủ xe đã phải “tay trắng ra về” vì chưa thực hiện đóng phạt nguội – hình thức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông đường bộ thông qua thiết bị camera giám sát. Vì vậy, trước khi bắt đầu đi đăng kiểm ô tô thì chủ xe nên kiểm tra trên các trang tin chính thống và thực hiện đóng phạt tại cơ quan công an (nếu có).

Bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm

Bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm
Bảo dưỡng xe giúp phát hiện và khắc phục các lỗi bị từ chối đăng kiểm

Việc bảo dưỡng xe trước khi đăng kiểm đóng vai trò quan, không chỉ giúp xe vận hành trơn tru mà còn góp phần vượt qua các bài kiểm tra một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh. Đây không chỉ là việc kiểm tra qua loa mà cần một quy trình tỉ mỉ, tập trung vào các hạng mục quan trọng.

  • Hệ thống đèn: chỉnh lại góc chiếu, tránh gây chói mắt cho người đối diện và kiểm tra toàn bộ hệ thống đèn, bao gồm: đèn pha (đèn chiếu gần và chiếu xa), đèn hậu, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn sương mù (nếu có), đèn biển số và đèn báo lùi
  • Hệ thống phanh: kiểm tra cả phanh chính (phanh chân) và phanh phụ (phanh tay), bằng việc nhận định độ mòn của má phanh, đĩa phanh, trống phanh và bổ sung dầu phanh nếu cần
  • Hệ thống lái: cần kiểm tra độ rơ của vô lăng, thước lái, rotuyn lái, các khớp nối và độ chụm của bánh xe
  • Hệ thống treo: kiểm tra giảm xóc, lò xo, cao su giảm chấn và các khớp nối, hãy chắc rằng hệ thống treo hoạt động tốt, không bị chảy dầu, kêu cót két hoặc rung lắc quá mức
  • Lốp xe: kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của gai lốp và tình trạng của lốp (có bị rách, nứt hoặc phồng rộp không)
  • Gạt mưa và nước rửa kính: kiểm tra lưỡi gạt mưa, đảm bảo gạt sạch nước và không gây xước kính, lượng nước rửa kính và bổ sung nếu cần
  • Còi: cần kiểm tra âm lượng và hoạt động của còi, đảm bảo còi hoạt động tốt và có âm lượng đủ lớn
  • Khí thải: kiểm tra hệ thống xả khí, đảm bảo xe không có khói đen hoặc mùi khét, nếu xe có dấu hiệu hao dầu hoặc động cơ hoạt động không ổn định, cần khắc phục trước khi đi đăng kiểm
  • Ngoại thất: Kiểm tra tổng thể ngoại thất xe, đảm bảo biển số rõ ràng, không bị mờ, che khuất hoặc cong vênh.

Bằng việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng các hạng mục trên, bạn không chỉ đảm bảo xe vượt qua đăng kiểm một cách dễ dàng mà còn giúp xe vận hành an toàn và bền bỉ hơn. Việc chủ động bảo dưỡng xe trước khi đăng kiểm cũng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí sửa chữa phát sinh trong quá trình đăng kiểm.

Tránh đi đăng kiểm vào giờ cao điểm

Việc tránh giờ cao điểm khi đi đăng kiểm là một yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt căng thẳng cho chủ xe. Các trung tâm đăng kiểm thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải vào một số khung giờ nhất định, dẫn đến việc chờ đợi kéo dài, gây ảnh hưởng đến lịch trình cá nhân. Vì vậy, việc nắm bắt và tránh các khung giờ cao điểm này là vô cùng hữu ích.

Chi phí đăng kiểm ô tô

Chi phí đăng kiểm ô tô
Khi đi đăng kiểm cần chuẩn bị số chi phí phù hợp

Chi phí đăng kiểm ô tô bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, tổng chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào loại xe, thời gian sử dụng và một số yếu tố khác. Việc hiểu rõ các khoản chi phí này giúp chủ xe chủ động hơn về tài chính và tránh những bất ngờ không đáng có.

Bảng phí đăng kiểm ô tô
Phương tiện ô tô đăng kiểmMức phí theo quy địnhPhí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm
Ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc trọng tải trên 20 tấn và ô tô chuyên dùng570.000đ50.000đ
Ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc có trọng tải từ 7 tấn đến 20 tấn và máy kéo360.000đ50.000đ
Ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến dưới 7 tấn330.000đ50.000đ
Ô tô tải đến 2 tấn290.000đ50.000đ
Ô tô khách trên 40 chỗ ngồi, xe buýt360.000đ50.000đ
Ô tô khách 25 chỗ đến 40 chỗ330.000đ50.000đ
Ô tô khác từ 10 chỗ đến 24 chỗ290.000đ50.000đ
Ô tô dưới 10 chỗ ngồi250.000đ100.000đ
Ô tô cứu thương250.000đ50.000đ

Các trường hợp bị từ chối đăng kiểm

Các trường hợp bị từ chối đăng kiểm
Tránh cách trường hợp bị từ chối đăng kiểm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí

Bên cạnh các việc cần làm trước – trong khi đăng kiểm, chủ xe cũng cần biết về một số điều không nên, tránh để bản thân vào trường hợp bị từ chối đăng kiểm. Các lỗi sau đây sẽ khiến ô tô bị từ chối đăng kiểm:

  • Lắp cản, giá nóc, đèn sai quy định: Việc lắp đặt cản trước, cản sau, giá nóc hoặc đèn chiếu sáng không đúng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy chuẩn kỹ thuật sẽ bị từ chối.
  • Thay đổi kết cấu, màu sơn, lắp thêm ghế: Bất kỳ sự thay đổi nào về kết cấu xe (ví dụ: cơi nới thùng xe), màu sơn nguyên bản hoặc việc lắp thêm ghế (đặc biệt là trên xe Van) đều không được phép.
  • Chưa nộp phạt nguội: Nếu chủ xe chưa nộp các khoản phạt nguội do vi phạm giao thông, xe sẽ không được đăng kiểm.
  • Không lắp hộp đen (đối với xe kinh doanh vận tải): Các loại xe kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, container… bắt buộc phải lắp đặt và duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) và nếu không tuân thủ quy định này sẽ dẫn đến việc bị từ chối đăng kiểm.

Với những thông tin và kinh nghiệm trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về quy trình đăng kiểm xe ô tô. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, rất mong Thị Trường Xe đã đem đến cho bạn đọc được những thông tin hữu ích.