Tại Việt Nam hiện nay có 07 loại bằng lái xe ô tô thông dụng từ B1 số tự động, B1, B2, C, D, E và F. Mỗi hạng bằng lái sẽ quy định xem người lái có thể điều khiển được loại phương tiện nào, bao nhiêu chỗ ngồi và thời hạn của từng loại bằng lái cũng khác nhau.
Các loại bằng lái xe ô tô đang sử dụng tại Việt Nam năm 2024
Các loại bằng lái xe ô tô thông dụng tại Việt Nam được quy định tại Khoản 5 đến khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Trong đó, giấy phép lái xe ô tô hạng B1, B2 có thể hành nghề lái xe, GPLX hạng B1 số tự động không thể hành nghề lái xe và ngoài ra còn có các loại bằng lái ô tô hạng C, D, E và F.
Cụ thể, các loại bằng lái xe ô tại Việt Nam bao gồm:
Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động
Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô dưới đây:
- Ô tô số tự động có 9 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe
- Ô tô tải, kể cả các loại ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3500kg
- Ô tô chuyên dùng cho người khuyết tật
Trong các loại bằng lái xe ô tô thì bằng lái B1 số tự động là loại bằng lái được nhiều cá nhân ưu tiên lựa chọn học và thi do cơ chế thi dễ hơn so với các loại bằng lái khác, loại bằng lái này chỉ có duy nhất một hạn chế là không được sử dụng để hành nghề lái xe, không được kinh doanh vận tải và không được sử dụng xe ô tô số sàn.
Bằng lái xe ô tô hạng B1
Bằng lái xe ô tô hạng B1 là loại bằng lái được cấp cho người điều khiển xe ô tô không sử dụng để hành nghề lái xe.
Bằng lái xe ô tô hạng B1 có thể sử dụng để lái các loại xe ô tô dưới đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
- Máy kéo, rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
Bằng lái xe ô tô B1 có thể sử dụng được cả số sàn và số tự động nhưng do không được sử dụng để hành nghề lái xe, kinh doanh vận tải dẫn đến việc đây là một trong các loại bằng lái xe ô tô ít được lựa chọn nhất. Khi muốn học bằng lái xe ô tô nhiều người sẽ lựa chọn loại bằng lái hạng B2.
Bằng lái xe ô tô hạng B2
Bằng lái xe ô tô hạng B2 là loại bằng lái thông dụng được đa phần người học lái ô tô lựa chọn do có thể sử dụng để hành nghề lái xe, có thể lái xe số sàn và số tự động, có thể sử dụng bằng lái xe B2 để lái hầu hết các mẫu xe ô tô con thông dụng tại Việt Nam.
Giấy phép lái xe B2 có thể lái các loại xe ô tô dưới đây:
- Ô tô chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
- Các loại xe được quy định ở bằng B1 số tự động và B1
Bằng lái xe B2 thường được người mới học lái xe ô tô lần đầu lựa chọn nhờ tính tiện dụng có thể lái nhiều loại xe phổ thông tại Việt Nam, có thể sử dụng để hành nghề lái xe và có thể sử dụng để lái cả xe ô tô số sàn và số tự động.
#Tham khảo: Kinh nghiệm thi bằng lái B2 phần lý thuyết
Bằng lái xe ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C được cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện có trọng lượng từ 3500kg trở lên.
Bằng lái xe hạng C có thể lái các loại xe ô tô dưới đây:
- Các loại xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế tư 3500kg trở lên.
- Máy kéo kéo các loại rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên.
- Các loại xe ô tô được quy định tại bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động, B1 và B2.
Bằng lái xe hạng C là loại bằng cái có thể học và thi lấy bằng trực tiếp hoặc có thể học nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C nhưng loại bằng này cũng có kỳ hạn là 05 năm và sau 05 năm thì người lái cần đi gia hạn.
Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe ô tô hạng D là loại bằng lái được các cá nhân lái xe kinh doanh vận tải lựa chọn, loại bằng lái này được cho là khó học hơn so với các loại bằng lái ô tô vừa kể trên do chở nhiều người và trọng tải lớn.
Bằng lái xe D có thể lái các loại các loại xe ô tô dưới đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
- Các loại ô tô được quy định tại bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động, B1, B2 và C
Bằng lái xe ô tô hạng D là loại bằng lái không thể học trực tiếp mà phải học nâng hạng từ hạng B2, C lên hạng D và điều kiện quan trọng đầu tiên để học bằng lái xe hạng D là cần phải có bằng trung học phổ thông trở lên.
Thi sát hạch nâng hạng để lấy bằng lái xe hạng D rất kho do lái xe phải chịu trách nhiệm về tính mạng cho từ 10 – 30 người nên phần thi được kiểm tra nghiêm ngặt và lái xe phải đi gia hạn mỗi 05 năm 01 lần.
Bằng lái xe ô tô hạng E
Bằng lái xe ô tô hạng E là loại bằng lái được cấp cho người hành nghề lái xe chuyên chở nhiều người, số lượng chỗ ngồi cho phép lái xe hạng E điều khiển nhiều hơn so với bằng lái xe hạng D.
Bằng lái xe E có thể lái các loại xe ô tô dưới đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại ô tô được quy định tại bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động, B1, B2, C và D.
Bằng lái xe ô tô hạng E là loại bằng không thể học trực tiếp để lấy bằng mà phải thi nâng hạng từ bằng lái hạng D và thêm một điều kiện nữa là người thi nâng hạng bằng lái từ D lên E phải có thâm niên lái xe ô tô hạng D trong vòng 05 năm trở lên mới có thể đăng ký thi nâng hạng.
*Lưu ý: Người sử dụng bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C, D và E có thể kéo thêm 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
Bằng lái xe ô tô hạng F
Bằng lái xe ô tô hạng F là loại bằng ô tô có hạng cao nhất trong các loại bằng lái xe ô tô, người sở hữu bằng lái xe này trước tiên cần có các loại bằng lái hạng B2, C, D và E để có thể điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
Bằng lái xe ô tô hạng F còn phân thành các thứ hạng như: FB2, FC, FD và FE được quy định để lái các loại xe ô tô sau:
- Hạng FB2: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2
- Hạng FC: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
- Hạng FD: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
- Hạng FE: cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Mỗi loại bằng lái xe ô tô kể trên có thời hạn riêng, người lái cần ghi nhớ và thường xuyên kiểm tra, tránh việc sử dụng bằng lái xe ô tô hết hạn gây khó khăn trong việc lưu thông trên đường.
Thời hạn của bằng lái xe ô tô B1, B2, C, D, E, F
Thời hạn của bằng lái xe ô tô được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:
- Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với lái xe nữ và đủ 60 tuổi đối với lái xe nam. Trong trường hợp người lái xe đi học và thi bằng lái vào lúc 45 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thì bằng lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
- Bằng lái xe ô tô hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
- Các loại bằng lái xe ô tô hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Người sở hữu bằng lái xe ô tô có thể theo dõi thời hạn được ghi trên bằng lái xe.
Thi bằng lái xe ô tô cần những điều kiện gì?
Người muốn đăng ký thi bằng lái xe ô tô thường sẽ đăng ký thi bằng lái hạng B1 số tự động, B1, B2 và người đăng ký cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang được phép cư trú, học tập, làm việc tại Việt Nam.
- Đủ 18 tuổi (tính đến ngày đăng ký thi giấy phép lái xe)
- Không mắc các bệnh thuộc nhóm 3 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Điều kiện đăng ký thi bằng lái xe ô tô được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Hy vọng bài viết bên trên giúp bạn đọc hiểu được các loại bằng lái xe ô tô đang sử dụng tại Việt Nam và quy định về thời hạn cũng như điều kiện đăng ký thi bằng lái như thế nào.
*Cơ sở pháp lý trong bài viết:
- Khoản 5 đến khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT.
- Điều kiện đăng ký thi bằng lái xe ô tô được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.