Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn dành cho người mới lái

Vương Trần
12/12/24
257 view
5/5 - (1 bình chọn)

Kinh nghiệm lái xe ô tô là yếu tố quan trọng đối với mọi tài xế, đặc biệt là những người mới lái. Để giúp bạn có thể tự tin hơn trong quá trình lưu thông, Thị Trường Xe đã tổng hợp 13 nguyên tắc “vàng” từ những kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây!

Kinh nghiệm lái xe ô tô dành cho người mới

Những nguyên tắc, kinh nghiệm lái xe dưới đây được tổng hợp từ nhiều diễn đàn chia sẻ kiến thức giao thông khác nhau. Với những kinh nghiệm này, mọi tài xế và đặc biệt là lái mới đều có thể áp dụng vào thực tiễn hằng ngày.

6 câu nói cần ghi nhớ khi lái xe

Trong quá trình tham gia giao thông, các bác tài đã đúc kết được nhiều những kinh nghiệm lái xe ô tô và truyền tai nhau thông qua những câu nói hết sức dễ nhớ. Những câu nói ấy mang vần điệu, dễ nhớ và biểu thị đầy đủ ý nghĩa.

Quy tắc 3 giây khi gia giao thông
Dừng lại khi còn 3 giây đèn xanh và bắt đầu đề pa khi còn 3 giây đèn đỏ

“3 xanh bỏ – 3 đỏ đi”

Kinh nghiệm lái xe ô tô khi đi qua đoạn đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông. “3 xanh bỏ”, khi thấy đèn xanh còn khoảng 3 giây, tài xế nên chuẩn bị dừng lại để tránh việc phanh gấp đột ngột gây nguy hiểm cho các xe phía sau.

“3 đỏ đi” khi đèn đỏ còn 3 giây, người lái nên chuẩn bị chuyển chân qua ga và nhấn thật nhẹ nhàng để giúp xe di chuyển từ từ, tránh tăng tốc đột ngột có thể gây nguy hiểm cho xe phía trước, lái xe an toàn!

Lội nước theo sau

Khi đối diện với một đoạn đường ngập nước, hãy quan sát và di chuyển phía sau một chiếc xe khác. Nếu đánh giá mực nước ngập đến khoảng nửa bánh xe (tương đương 20 – 25cm), thì thường đoạn đường đó vẫn có thể đi qua được. Khi này, hãy tắt hệ thống điều hòa không khí (A/C) để giúp giảm tải cho động cơ.

Sau khi đã vượt qua đoạn đường ngập, hãy tìm một vị trí an toàn để dừng xe và thực hiện kiểm tra. Hãy chắc rằng không có rác hoặc vật cản nào bị vướng vào hay biển số xe có còn hay không.

Lên số lấy đà, về số bù ga

Thao tác lên và về số, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn khi lái xe, tối ưu hóa mức tiêu thụ nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Quy tắc điều lên / xuống số khi điều khiển xe
Lên số cần nhích ga để tạo đà cho xe

Khi muốn chuyển lên số cao hơn, điều quan trọng là phải để xe có đủ đà, tức là đạt được một tốc độ nhất định phù hợp với cấp số tiếp theo. Xe di chuyển một cách mượt mà và hiệu quả hơn mà còn tránh được tình trạng “ép số”.

Ngược lại, khi cần về số thấp hơn, việc đầu tiên cần làm là nhả chân ga để giảm tốc độ của xe. Sau đó, để việc vào số được êm ái và tránh gây sốc cho động cơ, cần thực hiện thao tác “bù ga”, thông qua đạp nhanh chân ga một chút ngay trước khi vào số.

Lưu ý: Điều kiện lên số lấy đà, về số bù ga chỉ áp dụng cho xe có hộp số MT, vì hộp số AT đã tự động tính toán việc chuyển số phù hợp.

Gặp gia súc: chó tránh đuôi, bò tránh đầu

Khi lái xe, đặc biệt ở vùng nông thôn, việc gặp động vật trên đường khá phổ biến. Để an toàn, tài xế cần nhớ nguyên tắc “Chó tránh đuôi, bò tránh đầu” để xử lý khi gặp chó và bò, giảm thiểu tai nạn. Quan trọng nhất là trước khi chuyển hướng, cần rà phanh giảm tốc độ và quan sát kỹ xung quanh, đảm bảo an toàn cho người và xe khác tránh va chạm do chuyển hướng đột ngột.

Khi gặp chó, nên đánh lái về phía đầu chúng vì chó thường quay đầu bỏ chạy khi thấy xe. Ngược lại, gặp bò thì đánh lái về phía đuôi, vì bò có xu hướng chạy thẳng. Tóm lại, áp dụng nguyên tắc “Chó tránh đuôi, bò tránh đầu” kết hợp giảm tốc độ và quan sát cẩn thận sẽ giúp xử lý tình huống gặp động vật an toàn và hiệu quả.

Đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh

Nguyên tắc “đạp phanh bỏ ga – đạp ga bỏ phanh” là một trong những nguyên tắc vàng giúp người lái xe, đặc biệt là người mới lái, hình thành phản xạ xử lý tình huống nhanh nhạy và chính xác, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Quy tắc dùng bàn đạp chân ga và phanh khi lái xe ô tô
Khi lái xe nếu đạp ga thì bỏ chân thắng và ngược lại

Cụ thể, nguyên tắc này quy định rằng người lái chỉ nên sử dụng duy nhất chân phải để điều khiển cả bàn đạp ga và bàn đạp phanh. Vì vậy, khi có ý định dừng lại thì phải bỏ chân ga, chuyển qua chân phanh và ngược lại, khi muốn tiếp tục di chuyển thì bỏ chân phanh.

Đã uống rượu bia, không lái xe

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng rằng ngay cả một lượng nhỏ cồn trong rượu bia cũng đủ tác động tiêu cực đến khả năng lái xe an toàn của một người. Hành vi tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia không chỉ vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí hình sự tùy mức độ vi phạm, mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề cho cả người gây tai nạn và nạn nhân.

Đã uống rượu bia, không lái xe
KHÔNG tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn

Vì vậy, nếu bạn đã lỡ sử dụng ô tô và sau đó có uống các chất chứa cồn, tuyệt đối không nên lái xe. Thay vào đó, hãy lựa chọn các phương án di chuyển thay thế an toàn hơn để trở về nhà, bảo vệ tính mạng và sự an toàn cho chính bạn và những người tham gia giao thông khác như: xe ôm công nghệ, phương tiện giao thông công cộng hoặc gọi bạn bè, người thân tới đón.

7 nguyên tắc cần nhớ khi lái xe ô tô

Nguyên tắc tốc độ và cự ly khi tham gia giao thông
Đi đúng tốc độ và giữ đúng khoảng cách là đang tạo sự an toàn cho chính bạn

Làm chủ tốc độ và giữ vững khoảng cách

Tai nạn giao thông phần lớn xuất phát từ việc người lái xe không tuân thủ quy định về tốc độ. Thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy hơn 80% các vụ tai nạn bắt nguồn từ việc tài xế chạy quá tốc độ cho phép hoặc không kiểm soát được tốc độ di chuyển. Vì vậy, luôn tuân thủ tốc độ là điều cần phải hết sức lưu ý ở mỗi tài xế.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và đặc biệt là trên đường cao tốc, việc quan sát biển báo khoảng cách là vô cùng quan trọng. Những biển báo này giúp người lái ước tính được khoảng cách an toàn với xe phía trước. Từ đó giúp người lái đưa ra được những xử lý kịp thời khi có sự cố phía trước.

Luôn thắt dây an toàn đúng cách

Dây an toàn là một trong những trang bị an toàn quan trọng trên xe ô tô, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ tính mạng và giảm thiểu thương tích cho người ngồi trong xe khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của dây an toàn chỉ được đảm bảo khi nó được sử dụng đúng cách. Chính vì vậy, việc cài dây an toàn đúng cách là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện một cách nghiêm túc mỗi khi ngồi trên xe ô tô, bất kể quãng đường di chuyển ngắn hay dài, xa hay gần.

Luôn chú ý quan sát đường đi

Khả năng phán đoán chính xác và phản ứng nhanh nhạy của người lái xe đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế tối đa rủi ro tai nạn. 

Khi đường phố ít xe cộ, người lái xe dễ có xu hướng lơ là, mất cảnh giác. Ví dụ, khi trời sắp mưa, người điều khiển xe máy thường có tâm lý muốn di chuyển nhanh để tránh mưa, dẫn đến việc phóng nhanh, vượt ẩu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong trường hợp tài xế chỉ thiếu tập trung trong vài giây cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Sử dụng đèn báo rẽ chuyển làn đường

Bật đèn báo hiệu xin chuyển làn đường
Không chỉ rẽ mà chuyển làn cũng cần bật tín hiệu xi – nhan

Để lái xe an toàn, người lái cần chủ động ra tín hiệu trước khi chuyển hướng bằng cách bật đèn báo rẽ sớm. Điều này giúp các xe phía sau có thời gian phản ứng, hiểu được ý định chuyển làn của tài xế, từ đó phối hợp nhịp nhàng và tránh được những tai nạn đáng tiếc. Việc sử dụng đèn báo rẽ đúng cách thể hiện sự tôn trọng với những người tham gia giao thông khác.

Nguyên tắc chuyển làn

Việc chuyển làn đường, đặc biệt là trên các tuyến đường nhiều làn xe, đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ các nguyên tắc an toàn.

Mỗi khi muốn chuyển sang làn đường kế tiếp, người lái cần thực hiện đầy đủ các bước: quan sát kỹ gương chiếu hậu và điểm mù, bật đèn tín hiệu báo rẽ, và chỉ chuyển làn khi đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây cản trở hay nguy hiểm cho các xe xung quanh.

Bên cạnh đó, tốc độ cũng là một yếu tố quan trọng khi chuyển làn. Khi cần nhập vào một làn đường mới, việc duy trì tốc độ phù hợp với tốc độ chung của dòng xe trên làn đường đó là rất cần thiết.

Kiểm tra gương và điểm mù

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, việc quan sát toàn diện môi trường xung quanh xe là vô cùng quan trọng. Hai yếu tố then chốt hỗ trợ người lái thực hiện điều này chính là gương chiếu hậu và điểm mù.

Quan sát gương và kiểm tra điểm mù
Hãy nắm bắt tình hình giao thông xung quanh thông qua gương chiếu hậu

Việc thường xuyên kiểm tra gương chiếu hậu, kết hợp với việc kiểm tra điểm mù bằng cách quay đầu nhanh chóng (shoulder check) trước khi chuyển làn, rẽ hoặc lùi xe, giúp người lái có được cái nhìn toàn diện về tình hình giao thông xung quan

Không sử dụng điện thoại khi lái xe

Việc sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe đã và đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, hành động tưởng chừng như vô hại này thực chất lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, không chỉ đe dọa tính mạng và sức khỏe của chính người sử dụng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người tham gia giao thông khác.

Không dùng điện thoại khi lái xe
Tham gia giao thông văn mình là KHÔNG sử dụng điện thoại khi lái xe

Để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc này, điều quan trọng nhất là mỗi người lái xe cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình. Hãy đặt sự an toàn lên hàng đầu bằng cách tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang lái xe.

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin tham khảo về những kinh nghiệm lái xe cho người mới lái. Hy vọng với những kinh nghiệm chúng tôi vừa tổng hợp trong bài viết bạn đã có thêm những thông hữu ích cho bản thân.