Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy năm 2024 – Theo quy định, người tham gia giao thông bằng xe máy xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Vậy, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu, có trường hợp nào cho phép người tham gia giao thông không cần đội mũ bảo hiểm không?
Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bằng xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách được ban hành.
Mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP là 400.000 đồng – 600.000 đồng, cụ thể như sau:
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy, mức phạt cho hành vi không đội mũ bảo hiểm sẽ dao động từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.
Người điều khiển và người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mỗi cá nhân không chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định sẽ bị phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.
Như vậy, nếu cả người điều khiển xe và người ngồi phía sau xe không đội mũ bảo hiểm thì mức phạt sẽ tính cho cả hai, dao động từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng.
Ngoài mức phạt trên ra, cảnh sát giao thông có thể xem xét hành vi và đưa ra hình phạt tăng nặng là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
Trường hợp không xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc loại trừ xử phạt đối với 03 trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông dưới đây:
- Chở người đi bệnh viện
- Chở trẻ em dưới 06 tuổi
- Áp giải tội phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật
Tuy nhiên, lưu ý trường hợp không xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ áp dụng cho người được chở, nếu người chở không đội mũ bảo hiểm vẫn bị áp dụng mức phạt theo quy định tại 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Mục đích của việc đội mũ bảo hiểm là gì?
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngoài việc chấp hành theo quy định của nhà nước còn giúp bảo vệ tính mạng của người điều khiển và người ngồi trên xe.
Dưới đây là một số lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:
- Bảo vệ đầu khỏi những chấn thương nghiêm trọng do tai nạn gây ra
- Giảm nguy cơ tử vong khi không may gặp tai nạn giao thông
- Bảo vệ đầu khỏi các yếu tố từ bên ngoài như: mưa bão, cây đổ,…
Ngoài ra, khi đội mũ bảo hiểm vô tình sẽ tạo nên một nét văn hóa giao thông đẹp cho thế hệ trẻ noi theo, tạo dựng cộng động giao thông văn hóa, văn minh.
Đội mũ bảo hiểm như thế nào mới đúng quy định?
Theo quy định, có 04 loại bảo hiểm được cảnh sát giao thông chấp nhận như sau:
- Mũ bảo hiểm che nửa đầu: là loại mũ bảo hiểm thông dụng nhất có kết cấu bảo vệ nửa đầu phía trên của người đội.
- Mũ bảo hiểm che ba phần tư đầu: hay còn gọi là mũ bảo hiểm 3/4 có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và nửa phần đầu phía sau người đội.
- Mũ bảo hiểm che cả phần đầu và tai: là loại bảo hiểm có kết cấu bảo vệ cả phần đầu trên và tai, chỉ để lộ phần mặt của người đội.
- Mũ bảo hiểm toàn phần: là loại bảo hiểm dùng cho xe phân khối lớn có kết cầu bao trọn phần đầu của người đội.
Ngoài ra, vật liệu sử dụng để chế tạo mũ phải là loại vật liệu bền bỉ, chất lượng và không bị biến dạng về hình dáng và chức năng do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài.
Quai đeo và khóa mũ bảo hiểm phải được làm từ vật liệu không làm ảnh hưởng hoặc gây thương tích cho người đội.
Về khối lượng, đối với mũ bảo hiểm che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).
Đối với mũ bảo hiểm che nửa đầu, mũ bảo hiểm che ba phần tư đầu và mũ bảo hiểm che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).
Võ mũ và lớp đệm ở bên trong phải che chắn được phần đầu được bảo vệ sau khi thử nghiệm.
Bên trên là các thông tin liên quan đến quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các quy định khi tham gia giao thông góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa giao thông Việt Nam. Hẹn bạn ở một bài viết khác.
- Giá xe Mitsubishi XForce 2025 kèm Thông Số & Hình Ảnh (12/2024)
- Đánh giá xe Toyota Raize 2024 kèm Thông Số và Hình Ảnh (12/2024)
- Giá xe Hyundai Inster tháng 12/2024, kèm thông số và hình ảnh
- Giá lăn bánh Peugeot Traveller 2024 & Tin Khuyến Mãi tháng (12/2024)
- 10 siêu xe ô tô đắt tiền nhất thế giới năm 2024