Động cơ ô tô là gì? Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

Rate this post

Động cơ ô tô được xem là trái tim một chiếc xe, bộ phận này quyết định trực tiếp đến khả năng vận hành, sức mạnh của một chiếc ô tô. Cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của động cơ xe ô tô qua bài viết sau nhé!

Động cơ ô tô là gì? Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

 

Khái niệm về động cơ ô tô

Động cơ ô tô là một bộ phận giúp chuyển hóa năng lượng (xăng, dầu, điện) thành động năng, giúp cho các bánh xe có thể chuyển động. Động cơ được xem là trái tim của một chiếc xe ô tô, có vai trò sản sinh ra công suất, mô-men xoắn và quyết định trực tiếp đến khả năng vận hành của xe.

Động cơ ô tô là gì? Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

Bên cạnh vai trò chính là chuyển hóa năng nguyên liệu thành động năng, động cơ ô tô còn đảm nhiệm việc dẫn động cho các hệ thống phụ trợ khác trên xe như: hệ thống trợ lực lái, máy phát điện,… từ đó giúp cho người lái có thể dễ dàng điều khiển được xe.

Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều loại động cơ ô tô được nghiên cứu, phát triển và sản xuất rộng rãi Mỗi loại động cơ có cấu tạo riêng biệt, nguyên lý hoạt động khác nhau và mang lại lợi ích ở một khía cạnh nào đó. Các loại động cơ ô tô có thể kể đến như: động cơ đốt trong, động cơ hybrid và động cơ điện.

Động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong hay còn gọi là động cơ nhiệt, hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nguyên liệu để tạo ra động năng. Hiện nay, có 02 loại động cơ đốt trong được trang bị trên các mẫu ô tô hiện đại đó là: động cơ xăng và động cơ dầu (diesel).

Động cơ ô tô là gì? Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

Sở dĩ các loại động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi là do chúng sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như: kích cỡ nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, hiệu suất hoạt động cao,… Do đó, các mẫu ô tô sử dụng loại động cơ này sẽ có khả năng vận hành êm ái cũng như bức tốc một cách mượt mà.

Động cơ hybrid

Động cơ hybrid hay còn được gọi là động cơ ô tô lai điện là loại sử dụng cùng lúc cả động cơ đốt trong và động cơ điện (mô tơ điện). Trong đó, động cơ hybrid còn được chia thành 3 loại cơ bản là: song song, nối tiếp, hỗn hợp, điều này là do cách thức vận hành của từng mẫu xe khác nhau.

Động cơ Hybrid và những điều có thể bạn chưa biết

Tùy vào cấu tạo và mục đích của mỗi hãng xe, bên trong khối động cơ hybrid sẽ có một loại động cơ (hoặc đốt trong hoặc mô tơ điện) giữ vai trò truyền lực chính, trong khi loại động cơ còn lại sẽ có vai trò phụ trợ hoặc sạc điện. Cũng có nhiều trường hợp, một số mẫu xe sẽ sử dụng song song cả nguồn điện lẫn sức mạnh từ động cơ xăng tùy vào ý thích của người lái cũng như điều kiện di chuyển.

Hiện nay, với xu hướng xanh hóa và giảm phát thải nhà kính, các hãng xe đang dần chuyển sang sản xuất các mẫu xe chạy điện và xe có động cơ hybrid chính là một bước chuyển hóa nằm giữa sự chuyển giao này, nhằm giúp người dùng dần thích nghi và quen hơn trước khi chuyển hoàn toàn qua xe có động cơ ô tô thuần điện.

Động cơ điện

Động cơ thuần điện là loại động cơ ô tô hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa điện năng thành động năng. Trong đó, trên mỗi chiếc xe ô tô điện sẽ được trang bị một tấm pin để tích trữ năng lượng và cấp điện cho khối động cơ cảm ứng gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động Rotor.

Động cơ ô tô là gì? Có bao nhiêu loại động cơ ô tô?

Khi có dòng điện đi qua, Stator sẽ tạo ra một lực từ trường đủ lớn để giúp cho phần Rotor có thể quay và từ đó giúp xe lăn bánh. Pin của xe điện thường là loại Lithium-ion. Các mẫu xe thuần điện sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như: không cần nguyên liệu (xăng, dầu) từ đó giảm thiểu phát thải CO2 ra môi trường, mô-men xoắn cực cao giúp xe bức tốc nhanh chóng, xe hoạt động êm ái hơn.

Xe ô tô điện hiện được xem là xu hướng chung đối với thị trường ô tô trong tương lai. Loại xe này khi vận ehành không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, dòng xe này có mẫu mã chưa quá đa dạng, nhiều hãng xe hiện vẫn tập trung vào việc phát triển xe xăng và chỉ xem xe điện như một phương án trong tương lại. Bên cạnh đó, vấn đề về việc sản xuất pin cho xe điện cũng là một bài toán khó dành cho hầu hết các thương hiệu ô tô lớn trên thế giới hiện nay.

Những ưu nhược điểm giữa các loại động cơ ô tô

Ưu nhược điểm của các loại động cơ ô tô
Loại động cơƯu điểmNhược điểm
Động cơ đốt trong (xăng, dầu)
  • Được sử dụng phổ biến
  • Độ bền cao, ổn định
  • Dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng
  • Việc đổ nhiên liệu thuận tiện
  • Phạm vi hoạt động không giới hạn
  • Gây phát thải ô nhiễm môi trường
  • Nhiên liệu đắt và cạn dần trong thiên nhiên
  • Khả năng quá tải kém
  • Gây ồn khi hoạt động
Động cơ hybrid
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Giảm khí thải
  • Hoạt động êm ái
  • Độ bền cao
  • Khả năng tăng tốc tốt
  • Giá thành cao
  • Trọng lượng nặng
  • Không phù hợp cho tất cả các tình huống lái xe
  • Thời gian sạc pin lâu
  • Khả năng vận hành bị giới hạn
Động cơ điện
  • Thân thiện với môi trường
  • Chi phí vận hành thấp
  • Chi phí bảo dưỡng thấp
  • Không cần đổ xăng, dầu
  • Phạm vi di chuyển nhỏ
  • Trạm sạc chưa phổ biến
  • Pin đắt