Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa theo quy định mới nhất năm 2024

thitruongxe
04/12/24
32 view
5/5 - (1 bình chọn)

Vạch kẻ đường có vai trò đảm bảo trật tự giao thông, phân làn và giúp người tham gia giao thông có thể di chuyển thuận lợi và an toàn. Có nhiều loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường cũng khác nhau. Cùng Thị Trường Xe tìm hiểu về các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường khi tham gia giao thông để tránh bị phạt nhé.

Phân biệt các loại vạch kẻ đường theo quy định mới nhất
Phân biệt các loại vạch kẻ đường theo quy định mới nhất

Theo thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông, người tham gia giao thông sẽ tuân thủ theo thứ tự Hiệu Lệnh Của Người Điều Khiển Giao Thông – Đèn Tín Hiệu Giao Thông – Các Loại Biển Báo Giao Thông – Vạch Kẻ Đường. Như vậy, nếu di chuyển trên đường không có người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu và các loại biển báo thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo vạch kẻ đường để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Tùy vào mỗi cung đường, mật độ giao thông mà các loại vạch kẻ đường có ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

Các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường

Căn cứ theo quy định tại quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ mới nhất có quy định về mục đích, chức năng và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường như sau: 

Các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường
Các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường

Vạch kẻ dọc theo tim đường

Vạch kẻ đường dọc là loại vạch được kẻ trên mặt đường nhằm mục đích phân chia làn đường điều tiết người tham gia giao thông đi đúng làn đường của mình. 

Có 04 loại vạch kẻ đường dọc thường thấy như sau: 

  • Vạch kẻ dọc đơn liền: có ý nghĩa phân chia làn đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới, phương tiện không được phép vượt qua, lấn làn hoặc đè lên vạch kẻ đường này.
  • Vạch kẻ dọc đơn đứt quãng: có ý nghĩa phân chia làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, các loại xe ô tô khi di chuyển trên cung đường có loại vạch kẻ dọc đơn đứt quãng này có thể vượt xe ở phía trước nhưng sau đó phải trở về đúng làn đường của mình.
  • Vạch liền kép: có ý nghĩa phân chia làn đường và không cho phép phương tiện lấn làn, đè lên hoặc vượt qua, loại vạch này thường được kẻ ở các đường vòng, các khúc cua lớn nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các phương tiện khi tham gia giao thông.
  • Vạch kép 1 nét liền và 1 nét đứt quãng: có ý nghĩa phân chia làn đường và phương tiện ở bên phía nét liền không được phép vượt, lấn làn và đè lên vạch. Phương tiện di chuyển ở bên phía nét đứt quãng được phép vượt trong điều kiện an toàn.
Vạch kẻ dọc theo tim đường
Vạch kẻ dọc theo tim đường

Lưu ý, người tham gia giao thông bằng ô tô không được phép vượt phương tiện phía trước khi di chuyển trên tuyến đường có vạch kẻ đường dọc liền. 

Vạch kẻ ngang đường

Vạch kẻ ngang đường có hai loại và có ý nghĩa như sau: 

Vạch liền ngang đường có ý nghĩa như biển báo dừng lại, các phương tiện khi di chuyển trên đường bắt gặp vạch kẻ liền ngang đường phải lập tức dừng lại và tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc đèn tín hiệu giao thông.

Vạch liền ngang đường
Vạch liền ngang đường

Vạch đứt quãng ngang đường có ý nghĩa phân chia phần đường dành cho người đi bộ và xe đạp đi qua đường, loại vạch này thường xuất hiện ở các tuyến đường có mật độ giao thông cao và gần chỗ đường giao.

Vạch đứt quãng ngang đường
Vạch đứt quãng ngang đường

Người tham gia giao thông phải tuân thủ theo quy định của các loại vạch kẻ ngang đường nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ vàng nét liền

Vạch kẻ vàng nét liền là loại vạch được kẻ ở các tuyến đường có từ 2 – 3 làn xe mà không có dải phân cách để phân chia hai chiều xe chạy. Người tham gia giao thông khi di chuyển trên tuyến đường có vạch kẻ vàng nét liền không được phép vượt, lấn làn hoặc đè lên vạch kẻ đường.

Vạch kẻ vàng nét liền
Vạch kẻ vàng nét liền

Vạch kẻ vàng nét liền thường được kẻ tại các cung đường hẹp, có nhiều khúc cua che tầm nhìn của người điều khiển phương tiện và dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng. Việc cấm vượt có mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia lưu thông trên các tuyến đường này.

Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét đứt thường được kẻ các các tuyến đường hai chiều nhưng không có dải phân cách nhằm phân chia hai làn xe chạy. Người tham gia giao thông trên tuyến đường có vạch vàng nét đứt được phép vượt nhưng phải đảm bảo an toàn.

Vạch vàng nét đứt
Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét liền đôi

Vạch vàng nét liền đôi thường được kẻ tại các tuyến đường hai chiều có từ 4 làn đường cho ô tô và xe máy. Người tham gia giao thông trên tuyến đường có vạch vàng nét liền đôi không được phép vượt, lấn làn hoặc đè lên vạch. 

Vạch vàng nét liền đôi
Vạch vàng nét liền đôi

Vạch vàng kép 1 nét đứt và 1 nét liền

Vạch vàng kép có 1 nét đứt và 1 nét liền thường được kẻ tại các tuyến đường có hai chiều xe chạy để phân chia làn đường và cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng nhất định.

Vạch vàng kép 1 nét đứt và 1 nét liền
Vạch vàng kép 1 nét đứt và 1 nét liền

Người tham gia giao thông trên tuyến đường có vạch vàng kép 1 nét đứt và 1 nét liền mà di chuyển phía phần đường có nét đứt thì có quyền sử dụng phần đường ngược chiều để vượt xe phía trước nhưng phải trở lại phần đường của mình ngay sau đó. Người di chuyển ở bên phía làn đường có nét liền không được phép vượt. 

Vạch vàng đứt song song 

Vạch vàng đứt song song thường được kẻ tại các nơi có mật độ giao thông cao, cho phép người điều khiển giao thông có thể thay đổi hướng xe chạy theo từng thời điểm. Hướng xe chạy trên tuyến đường có vạch vàng đứt song song có thể thay đổi theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu hay các biển báo giao thông được đặt xung quanh đó.

Vạch vàng đứt song song 
Vạch vàng đứt song song 

Vạch trắng nét đứt

Vạch kẻ đường trắng có nét đứt thường được kẻ tại các tuyến đường một chiều dùng để phân làn xe chạy. Người tham gia lưu thông trên tuyến đường có vạch trắng nét đứt được phép chuyển làn và vượt xe phía trước trong điều kiện an toàn.

Vạch trắng nét đứt
Vạch trắng nét đứt

Vạch trắng nét liền

Vạch trắng nét liền thường được kẻ trên các tuyến đường quốc lộ dùng để phân chia làn đường dành cho xe ô tô và xe gắn máy. Người tham gia lưu thông trên tuyến đường có vạch trắng nét liền không được phép vượt, lấn làn hoặc đè lên vạch kẻ đường, chỉ được di chuyển ở phần đường được cho phép.

Vạch trắng nét liền
Vạch trắng nét liền

Vạch trắng kép nét liền

Vạch trắng kép nét liền thường được kẻ trên các tuyến đường có từ 4 làn đường trở lên và có hai dòng phương tiện đi ngược chiều nhau. Người tham gia giao thông không được phép vượt, lấn làn hoặc đè lên loại vạch kẻ đường này.

Vạch trắng kép nét liền
Vạch trắng kép nét liền

Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi là loại vạch kẻ đường thường được kẻ tại các địa điểm có mật độ giao thông cao, loại vạch này báo hiệu cho phương tiện di chuyển chậm lại vì sắp đến nơi bố trí vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Vạch trắng hình con thoi
Vạch trắng hình con thoi

Vạch kẻ xương cá chữ V

Vạch kẻ xương cá chữ V là loại vạch kênh hóa dòng xe thường được bố trí tại các nơi có hai hướng đi nhằm điều tiết phương tiện di chuyển đúng hướng. Loại vạch này thường được bố trí dưới chân cầu vượt để phân chia dòng phương tiện đi phía dưới cầu và dòng phương tiện đi phía trên cầu.

Vạch kẻ xương cá chữ V
Vạch kẻ xương cá chữ V

Vạch mắt võng

Vạch mắt võng là loại vạch được bố trí tại các ngã tư nhằm giúp phương tiện phân biệt rõ ràng hơn về phần đường cho phép phương tiện quẹo phải đi vào đó mà không làm ảnh hưởng đến các phương tiện đi thẳng. 

Vạch mắt võng
Vạch mắt võng

Mặc dù không có hiệu lực về luật nhưng nếu phương tiện đi thẳng nhưng lại đậu chờ đèn đỏ tại vạch mắt võng này cũng sẽ bị phạt do không tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo giao thông.

Vạch chờ rẽ trái trên nút giao

Vạch chờ rẽ trái thường được bố trí tại các nút giao có mật độ giao thông cao, loại vạch này giúp cho các phương tiện có ý định rẽ trái trên nút giao nhưng không thực hiện được trong thời gian đèn tín hiệu cho phép mà đã vượt qua vạch dừng nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu để điều tiết có thể dừng tại vạch chờ rẽ trái này để đợi đèn tín hiệu cho phép di chuyển.

Vạch chờ rẽ trái trên nút giao
Vạch chờ rẽ trái trên nút giao

Không tuân thủ theo vạch kẻ đường bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không tuân thủ theo vạch kẻ đường bị phạt như sau:

  • Đối với xe máy: phạt tiền  từ 100.000 – 200.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. 
  • Đối với xe ô tô: phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. 
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không tuân thủ theo vạch kẻ đường bị phạt từ 100.000 - 400.000 đồng tùy phương tiện vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không tuân thủ theo vạch kẻ đường bị phạt từ 100.000 – 400.000 đồng tùy phương tiện vi phạm

Khi tham gia giao thông, các phương tiện di chuyển trên các tuyến đường cần có hiểu biết nhất định về các loại vạch kẻ đường và tuân thủ theo quy định để không bị phạt và tước bằng lái xe. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc khi tham gia giao thông.