Bảo hiểm ô tô 2 chiều và 1 chiều đang là những loại hình được nhiều chủ xe tin dùng cho chính chiếc xe của bản thân. Vậy, nên mua bảo hiểm 2 chiều hay 1 chiều? Câu trả lời sẽ được Thị Trường Xe giải đáp ngay trong bài viết sau!
Bảo hiểm ô tô 2 chiều là gì?
Bảo hiểm 2 chiều thực chất là gói hợp nhất giữa 2 loại trách nhiệm dân sự bắt buộc và vật chất xe. Trong đó,
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS): đơn vị bán sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường tài sản, sức khỏe và tính mạng cho bên thứ ba trong quá trình tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm vật chất ô tô: thuộc loại tự nguyện và đơn vị cung cấp sẽ bồi thường cho chủ xe trong trường hợp xe bị hư hỏng, mất cắp, tai nạn,….theo đúng hợp đồng giữa 2 bên thỏa thuận.
Quyền lợi bảo hiểm 2 chiều ô tô
Khi tham gia bảo hiểm 2 chiều, cũng tức là bạn sẽ được hưởng cả 2 quyền lợi từ TNDS bắt buộc và vật chất xe. Với từng loại, chủ xe sẽ có những quyền lợi khác nhau, cụ thể như sau:
- Ô tô bị tai nạn, mất cắp, cháy nổ, bão lũ, sạt lở,…(các trưởng hợp được thỏa thuận theo hợp đồng) thì đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho khách hàng.
- Ô tô gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng hay tài sản của người khác thì công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho bên thứ 3 (bên bị thiệt hại).
Mức bồi thường tối đa cho bên thứ ba trong bảo hiểm ô tô hai chiều được quy định theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới như sau:
- Bồi thường tối đa về tính mạng: 150 triệu VND/người/vụ
- Bồi thường theo mức độ thương tật: Số tiền = Tỷ lệ tổn thương (quy định tại “Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại sức khỏe, tính mạng”) x Mức trách nhiệm bảo hiểm
Ngoài ra, với thiệt hại về tài sản mức bồi thường tối đa là 100 triệu đồng/vụ. Mức bồi thường của gói bảo hiểm vật chất sẽ phụ thuộc theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên khách hàng và công ty bảo hiểm.
Phạm vi miễn thường bảo hiểm ô tô 2 chiều
Mặc dù bảo hiểm ô tô 2 chiều mang đến nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ không được đơn vị bán bồi thường. Vì vậy, nắm bắt rõ phạm vi miễn thường để có thể nhận được tối đa quyền lợi của bản thân khi mua bảo hiểm 2 chiều cho ô tô.
- Nếu số tiền phải bồi thường cho bên thứ ba bằng với khoản chi phí mà chủ xe phải tự thanh toán khi xảy ra sự cố, trước khi được công ty bảo hiểm bồi thường. Thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm chi trả khoản tiền đó.
- Các trường hợp thiệt hại do chủ xe cố tình gây ra như: cố tình chạy vào các vùng ngập úng dẫn đến nước tràn vào động cơ làm hư hỏng,…
- Trong thời điểm xe tham gia giao thông bị tai nạn, nhưng không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn thì sẽ không được bồi thường
- Xe bị hư hỏng và hao mòn do thời gian dài sử dụng xe ô tô, các thiết bị đã cũ dẫn đến hư hỏng hay gặp các vấn đề về động cơ
- Khi xe bị các sự cố trong quá trình tham gia giao thông mà không thông báo hoặc có thông báo nhưng không gửi kết quả kiểm định cho phía công ty bảo hiểm.
Song song đó, công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các sự cố như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, nổ, lật, chìm, trộm cắp, hay bị thất lạc,…Mức bồi thường sẽ linh hoạt theo từng gói bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi tối đa cho chủ xe.
Bên cạnh đó, bảo hiểm ô tô 2 chiều còn hỗ trợ các dịch vụ khác như hỗ trợ chi phí cứu hộ xe khi xe hỏng hóc hoặc gặp sự cố trên đường, giúp khách hàng nhanh chóng khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.
Bảo hiểm ô tô 1 chiều là gì?
Bảo hiểm ô tô 1 chiều hay còn gọi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thuộc loại bắt buộc phải có khi tham gia giao thông.
Đơn vị bán bảo hiểm TNDS sẽ có trách nhiệm bồi thường các chi phí về tính mạng, thân thể cũng như các chi phí sửa chữa xe cho bên thứ 3 (bên bị thiệt hại) khi có tai nạn xảy ra. Qua đó, giúp chủ xe giảm bớt cách gánh nặng về tài chính khi có sự cố xảy ra.
Quyền lợi bảo hiểm ô tô 1 chiều
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe và tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Số tiền bồi thường bảo hiểm cụ thể được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức bồi thường được quy định.
Theo điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức bồi thường bảo hiểm với thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/vụ.
Phạm vi miễn thường bảo hiểm ô tô 1 chiều
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ.
- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong tình trạng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy,..
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.
Giá bảo hiểm ô tô 2 chiều và 1 chiều bao nhiêu?
Hiện nay phí bảo hiểm 2 chiều dành cho xe ô tô tại mỗi công ty bảo hiểm sẽ có mức giá khác nhau, mức giá dao động trung bình từ 1.4% – 2% giá trị chiếc xe. Ngoài ra mức phí này còn phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong khi đó, mức phí để tham gia bảo hiểm 1 chiều dao động trong khoảng từ 437.000 – 4.850.000 đồng tùy từng loại xe và được niêm yết cụ thể trong bảng giá sau.
Bảng giá bảo hiểm ô tô 1 chiều | ||
STT | Loại xe | Phí bảo hiểm (VNĐ) |
I | Xe ô tô không kinh doanh vận tải | |
1 | Loại xe dưới 6 chỗ ngồi | 437.000 |
2 | Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi | 794.000 |
3 | Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi | 1.270.000 |
4 | Loại xe trên 24 chỗ ngồi | 1.825.000 |
5 | Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) | 437.000 |
II | Xe ô tô kinh doanh vận tải | |
1 | Dưới 6 chỗ ngồi | 756.000 |
2 | 6 chỗ ngồi | 929.000 |
3 | 7 chỗ ngồi | 1.080.000 |
4 | 8 chỗ ngồi | 1.253.000 |
5 | 9 chỗ ngồi | 1.404.000 |
6 | 10 chỗ ngồi | 1.512.000 |
7 | 11 chỗ ngồi | 1.656.000 |
8 | 12 chỗ ngồi | 1.822.000 |
9 | 13 chỗ ngồi | 2.049.000 |
10 | 14 chỗ ngồi | 2.221.000 |
11 | 15 chỗ ngồi | 2.394.000 |
12 | 16 chỗ ngồi | 3.054.000 |
13 | 17 chỗ ngồi | 2.718.000 |
14 | 18 chỗ ngồi | 2.869.000 |
15 | 19 chỗ ngồi | 3.041.000 |
16 | 20 chỗ ngồi | 3.191.000 |
17 | 21 chỗ ngồi | 3.364.000 |
18 | 22 chỗ ngồi | 3.515.000 |
19 | 23 chỗ ngồi | 3.688.000 |
20 | 24 chỗ ngồi | 4.632.000 |
21 | 25 chỗ ngồi | 4.813.000 |
22 | Trên 25 chỗ ngồi | [4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)] |
23 | Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) | 933.000 |
III | Xe ô tô chở hàng (xe tải) | |
1 | Dưới 3 tấn | 853.000 |
2 | Từ 3 đến 8 tấn | 1.660.000 |
3 | Trên 8 đến 15 tấn | 2.746.000 |
4 | Trên 15 tấn | 3.200.000 |
IV | Xe tập lái | 120% của phí xe cùng chủng loại |
V | Xe Taxi | 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi |
VI | Xe ô tô chuyên dùng | |
1 | Xe cứu thương | 1.119.000 |
2 | Xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế | 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải |
3 | Xe ô tô chuyên dùng khác không quy định trọng tải thiết kế | 1.023.600 |
VII | Đầu kéo rơ-moóc | 4.800.000 |
VIII | Xe buýt | Tính theo phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng chỗ ngồi |
Nên mua bảo hiểm ô tô 2 chiều hay 1 chiều?
Việc lựa chọn loại hình bảo hiểm ô tô nào luôn là một quyết định quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sự an toàn của chủ xe khi tham gia giao thông.
Mức chi phí bỏ ra khi mua bảo hiểm ô tô 1 chiều sẽ thấp hơn 2 chiều. Tuy nhiên, bảo hiểm ô tô 2 chiều có ưu điểm vượt trội về phạm vi đền bù rộng,
Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe có giá trị lớn thì bảo hiểm ô tô 2 chiều nên là sự ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, bảo hiểm 1 chiều phù hợp với những mẫu xe tầm trung, phổ thông và dành cho những chủ xe ít sử dụng đến ô tô.
Trên đây là bài viết của Thị Trường Xe tổng hợp thông tin bảo hiểm 2 chiều và 1 chiều về quyền lợi, phạm vi và giá bán. Hy vọng bài viết đã có những thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn đưa ra được cái nhìn tổng quát và có sự lựa chọn phù hợp.