ADAS là tính năng hỗ trợ lái xe nâng cao được trang bị phổ biến trên các dòng xe ô tô hiện nay. Tính năng hỗ trợ lái xe giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn khi lái xe ô tô bằng các cảm biến tự động được được tính hợp bên trong xe. Cùng tìm hiểu về tính năng hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS dưới đây để hiểu rõ hơn về hệ thống an toàn này nhé.

ADAS là gì?
ADAS được viết tắt từ Advanced Driver Assistance Systems là một tập hợp các công nghệ điện tử được thiết kế để tăng cường khả năng an toàn cho người lái xe khi điều khiển ô tô. Đây là một nhóm các hệ thống an toàn được tích hợp trên xe ô tô kết hợp cả yếu tố chủ động và thụ động nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ tai nạn trong quá trình điều khiển ô tô.

Tính năng hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS tận dụng các công nghệ hiện đại để hỗ trợ người lái trong suốt quá trình vận hành xe, từ đó nâng cao khả năng điều khiển xe ô tô để giảm thiểu tai nạn. ADAS sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau để thu thập thông tin xung quanh ô tô sau đó truyền tải thông tin này đến người lái hoặc tự động thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra. Điều này giúp cho việc điều khiển xe trở nên an toàn hơn, thoải mái hơn và giảm bớt căng thẳng cho người lái khi đối mặt với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình di chuyển.
ADAS hoạt động như thế nào?
ADAS hoạt động dựa trên việc thu thập thông tin từ camera đa chức năng phối hợp cùng với công nghệ cảm biến hiện đại xung quanh thân xe. Các camera và cảm biến của hệ thống ADAS chủ yếu được đặt ở phần đầu xe, đuôi xe và hai bên thân xe ô tô, nhằm ghi nhận hình ảnh của đa dạng các đối tượng và các dấu hiệu giao thông, ví dụ như biển báo giao thông, người đi bộ, các loại xe khác, tình trạng đường xá và những vật thể khác.

Những dữ liệu thu thập được từ môi trường xung quanh xe sẽ được xử lý bởi hệ thống máy tính sau đó tính toán để giúp ADAS có thể nhận diện các mối nguy hiểm tiềm ẩn và đưa ra những cảnh báo kịp thời. Đồng thời, hệ thống hỗ trợ ADAS có thể tự động thực hiện các biện pháp can thiệp trong những tình huống người lái xe mất tập trung góp phần tăng cường mức độ an toàn trong quá trình điều khiển xe ô tô.
Hệ thống hỗ trợ lái xe ADAS bao gồm các tính năng nào?
Hệ thống ADAS bao gồm nhiều tính năng hỗ trợ như: điều khiển hành trình chủ động, đèn chiếu xa tự động, hỗ trợ giữ làn, cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo tiền va chạm, cảnh báo có phương tiện cắt ngang khi lùi, hỗ trợ điểm mù, kiểm soát chân ga, cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành.
Các tính năng của ADAS hoạt động như sau:
Hỗ trợ giữ làn
Hệ thống hỗ trợ giữ làn sẽ giúp xe ô tô duy trì đúng làn đường đang di chuyển bằng các cảm biến và camera đặt xung quanh thân xe. Khi xe ô tô có dấu hiệu rời khỏi vạch kẻ đường hệ thống sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc làm rung vô lăng để cảnh báo người lái. Nếu không nhận lại phản hồi từ người lái tính năng này sẽ chủ động đánh lái để xe trở về đúng làn đường đang di chuyển.

Điều khiển hành trình chủ động
Hệ thống điều khiển hành trình chủ động bao gồm 2 tính năng chính là ACC và DRCC. Hệ thống ACC (Adaptive cruise control) sẽ giúp xe duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước, tự động tăng/giảm ga để cân bằng khoảng cách an toàn tránh việc xe phía trước thắng gấp có thể gây đâm đụng.

Hệ thống DRCC là hệ thống giúp người lái xe có thể thoải mái hơn khi di chuyển trên đường trường và đường cao tốc. Hệ thống này có thể duy trì tốc độ theo cài đặt và giúp người lái có thể nới lỏng chân ga giảm thiểu tình trạng mỏi chân khi di chuyển đường dài.
Đèn chiếu xa tự động bật/tắt
Hệ thống tự động bật/tắt đèn chiếu xa hay còn gọi là AHB là một tính năng cho phép đèn xe có thể tự động điều chỉnh góc chiếu xa/gần nhằm cải thiện tầm nhìn cho người lái vào ban đêm. Hệ thống AHB sẽ tự động chuyển gần khi có phương tiện đi ngược chiều đến gần và đổi thành chiếu xa khi đối diện ít xe qua lại.

Cảnh báo tiền va chạm
Hệ thống cảnh báo tiền va chạm sử dụng radar được gắn ở phía trước lưới tản nhiệt để cảnh báo người lái các nguy cơ đâm đụng khi xe đi quá gần với xe phía trước và nếu tình huống khẩn cấp sẽ kích hoạt phanh hỗ trợ PCB để giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Kiểm soát vận hành chân ga
Hệ thống kiểm soát vận hành chân ga hoạt động bằng camera được gắn ở phía trước đầu xe để xác định các chướng ngại vật và cảnh báo nếu người lái xe đạp phanh quá mức. Nếu phát hiện nguy cơ đâm đụng cao hệ thống có thể can thiệp để giảm công suất của động cơ và phanh hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành
Hệ thống cảnh báo phương tiện phía trước khởi hành sẽ giúp người lái ô tô biết được khi nào xe phía trước di chuyển để có thể nhấn ga, hệ thống này được sử dụng nhiều trong thành phố khi xe dừng đèn đỏ hoặc tắc đường.

Cảnh báo điểm mù
Hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind spot monitor – BSM) trên xe ô tô là hệ thống giúp người lái có thể biết được có phương tiện đang di chuyển trong điểm mù của xe bằng cách đưa ra dấu hiệu cảnh báo trên gương chiếu hậu, phát ra âm thanh hoặc làm rung vô lăng.

Hệ thống có thể phát hiện được các phương tiện khác đang nằm trong điểm mù (nơi mà người lái không nhìn thấy được) để cảnh báo người lái đưa ra phương án xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn.
Tính năng hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS rất tiện dụng và mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông kể từ khi được tích hợp trên các dòng xe. Hiện nay, ngay cả các dòng xe phổ thông bình dân cũng đã được trang bị các tính năng an toàn ADAS như một trong trang bị tiêu chuẩn. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi lái xe ô tô vẫn là tập trung và quan sát cùng với việc am hiểu luật an toàn giao thông để giảm thiểu tai nạn không đáng có khi tham gia giao thông.
- Giá lăn bánh Mitsubishi Attrage 2024 & Tin Khuyến Mãi tháng (04/2025)
- Giấy tờ xe ô tô bao gồm những gì? Không có đủ giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu?
- Đánh giá xe Hyundai Exter 2024 kèm Thông Số và Hình Ảnh
- Giá xe BMW 8 Series lăn bánh tại Việt Nam (tháng 04/2025)
- Giá lăn bánh Mitsubishi Pajero Sport 2024 & Tin Khuyến Mãi tháng (04/2025)