Nếu cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?

Vương Trần
16/04/24
998 view
Rate this post

Nếu cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?: Khi cho người khác mượn xe và xảy ra tai nạn, việc xác định người chịu trách nhiệm phụ thuộc vào các quy định pháp luật tại địa phương. Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý khi cho mượn xe ô tô là quan trọng để đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch trong trường hợp không may xảy ra tai nạn.

Nếu cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?

Cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?

Việc cho người khác mượn xe để đi công việc không phải là vấn đề quá xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi chẳng may người mượn xe gây ra tai nạn giao thông thì ai mới là người chịu trách nhiệm?

Cho mượn xe: Mang tiếng ki bo hay lo nơm nớp?

Nhiều người thường dễ dãi với việc cho người thân mượn xe ô tô mà bỏ quên một số vấn đề liên quan đến pháp lý. Cụ thể, cho người khác mượn xe là một giao dịch dân sự bình thường nhưng cần thỏa đáng một số điều kiện như:

  • Người mượn xe đã có bằng lái xe chưa?
  • Người mượn xe có đủ tuổi để điều khiển phương tiện không?

Và một số trường hợp có thể xảy ra như sau: 

Người mượn xe gây tai nạn đã đủ điều kiện tham gia giao thông

Người mượn xe đã có đầy đủ bằng lái và đủ điều kiện tham gia giao thông thì mọi trách nhiệm hình sự (nếu có) sẽ quy về người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn. Trách nhiệm bồi thường dân sự cũng do người gây tai nạn bồi thường cho người bị gây tai nạn.

Những rủi ro khi cho mượn xe - VnExpress

Tai nạn xảy ra do lỗi kỹ thuật của phương tiện

Về việc tai nạn xảy ra do lỗi kỹ thuật của xe thì tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

Cho mượn xe rồi xảy ra tai nạn, ai phải bồi thường?

Theo đó, người mượn xe gây ra tai nạn sẽ là người có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại bởi lỗi kỹ thuật của phương tiện. Chủ xe chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu các bên có thỏa thuận khác.

Người mượn xe gây tai nạn do vi phạm luật giao thông

Trong trường hợp người mượn xe gây tai nạn do vi phạm luật giao thông thì tại Khoản 01 Điều 584 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có quy định:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Nếu cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?

Vậy, trong trường hợp này, nếu người mượn xe là người gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về người mượn xe gây tai nạn, chủ xe không liên đới trách nhiệm. 

Người mượn xe gây tai nạn không đủ điều kiện tham gia giao thông

Theo quy định tại Điểm h, Khoản 8, Điều 30 nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định chế tài về trường hợp cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông mượn xe gây ra tai nạn như sau:

“8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Ngoài ra, nếu tai nạn được xếp vào mục nghiêm trọng đến cực kỳ nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng (quy định tại 264 BLHS năm 2015). 

Các trường hợp lái xe gây tai nạn không được bảo hiểm bồi thường

Khái niệm người không đủ điều kiện tham gia giao thông

Người không đủ điều kiện tham gia giao thông bao gồm:

  • Người không có giấy phép lái xe
  • Người không đủ tuổi điều khiển phương tiện
  • Người đang trong trạng thái kích thích, sử dụng bia rượu, nồng độ cồn trong hơi thở vượt ngưỡng quy định.
  • Người sử dụng ma túy, chất kích thích.

Cần làm gì để tránh rắc rối khi cho người khác mượn xe?

Kết Luận Chung

Tóm tắt chủ đề “Cho người khác mượn xe gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?” như sau: 

Chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường với việc cho người khác mượn xe khi: 

  • Biết người mượn xe chưa đủ điều kiện tham gia giao thông mà vẫn cố tình cho mượn xe.
  • Giao xe cho người khác nhưng có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây ra tai nạn

Người mượn xe gây ra tai nạn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi:

  • Không đủ điều kiện tham gia giao thông
  • Lỗi kỹ thuật do phương tiện gây ra
  • Vi phạm luật giao thông đường bộ
  • Đã đủ điều kiện chịu trách nhiệm dân sự, hình sự.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.