Nguyên nhân khiến lái xe mất tập trung, khắc phục như thế nào?

Vương Trần
23/04/24
712 view
Rate this post

Việc mất tập trung khi lái xe là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến tai nạn giao thông nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố gây mất tập trung này cũng như cách khắc phục, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng.. Cùng tìm hiểu về những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe và cách khắc phục để lái xe an toàn qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân khiến lái xe mất tập trung, khắc phục như thế nào?

Vì sao lái xe ô tô rất dễ bị mất tập trung?

Xao nhãng tâm lý

Có rất nhiều nguyên do dẫn đến việc xao nhãng tâm lý khi đang điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Bởi khi lái xe, tài xế có thể thực hiện nhiều thao tác khác nhau như: trò chuyện cùng hành khách, bật radio để đổi nhạc, trả lời điện thoại,… Tất cả những điều này đều có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người điều khiển ô tô và khiến sự tập trung bị phân tán, không còn tập trung vào đường đi.

Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, bởi yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc lái xe an toàn. Do đó, khi cầm vô-lăng, các tài xế cần phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng, tập trung cao độ và hiểu được trọng trách của bản thân chính là đảm bảo an toàn cho chính mình, cho hành khách cũng như những người tham gia giao thông khác.

Xao nhãng thị giác

Những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc còn xuất phát từ vài phút lơ là, thiếu quan sát và khuất tầm mắt của người lái xe. Xao nhãng thị giác xảy ra khi các tài xế bị phân tâm, tầm nhìn không còn tập trung vào con đường phía trước mà bị phân tán vào các yếu tố khác như: màn hình điện thoại, các sự kiện bên lề đường, quay mặt ra phía sau để tán gẫu với hành khách hay cúi xuống tìm kiếm vật gì đó,…

Bị bệnh, tật gì thì không được lái xe?

Chính vì vậy, các bác tài cần chú ý rằng, một khi đã bước lên xe và khởi động thì mọi sự chú ý đều chỉ nên dành cho đoạn đường phía trước để có thể kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường. Ngoài ra, việc chú ý quan sát gương chiếu hậu cũng là một cách hiệu quả, giúp các bác tài có thể quan sát được phía sau và bao quát được tình hình.

Xao nhãng do thao tác tay

Việc lái xe bằng cả 2 tay luôn được khuyến khích để đảm bảo an toàn, cũng như giúp tài xế có thể linh hoạt xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào cả 2 tay của các bác tài đều được đặt trên vô lăng, đôi người lái xe phải bỏ một tay hoặc thậm chí cả 2 tay ra khỏi vô lăng để làm các việc khác như: điều chỉnh máy lạnh, điều chỉnh radio, nghe điện thoại, trang điểm,… và điều này tiềm ẩn rất lớn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Do đó, để có thể đảm bảo cho một chuyến hành trình an toàn, các bác tài nên điều chỉnh mọi thứ ổn thỏa trước khi lăn bánh để không phải vướng víu, bất tiện trong quá trình lái xe. Đối với chị em phụ nữ, nên trang điểm khi xe đã ngừng hẳn và đậu ở vị trí phù hợp để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nguyên nhân gây mất tập trung khi lái xe ô tô

Uống rượu bia khi lái xe

Lái xe trong tình trạng say xỉn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới rất nhiều vụ tai nạn thương tâm. Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn là một trong những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe thường gặp nhất hiện nay.

Nguyên nhân khiến lái xe mất tập trung, khắc phục như thế nào?

Luật An toàn giao thông cũng đã có những quy định và chế tài rõ ràng để xử phạt những người lái xe trong tình trạng say xỉn. Theo điều 5 của Nghị định 100, tài xế lái xe khi say rượu có thể bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Điện thoại cũng là một yếu tố gây mất tập trung khi lái xe thường gặp nhất hiện nay. Trong thời đại hiện nay, điện thoại gần như là một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người, tuy nhiên những tin nhắn, cuộc gọi, tin nhắn ứng dụng,… nào đó trên điện thoại cũng đều có thể là nguyên nhân khiến người lái xe mất tập trung và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Nguyên nhân khiến lái xe mất tập trung, khắc phục như thế nào?

Các quy định pháp luật nước ta cũng đã cấm sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô hoặc bất kỳ loại phương tiện giao thông nào khác để đảm bảo an toàn cho người dân. Các tài xế có thể bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng nếu sử dụng điện thoại khi lái xe hoặc lái xe gây tai nạn, theo Điểm a khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Vừa lái xe vừa ăn uống

Theo các nghiên cứu khoa học, việc vừa lái xe vừa ăn uống là một trong những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe có nguy cơ gây ra tai nạn cao lên đến 80%. Việc ăn uống khi lái xe có thể khiến cho cánh tài xế phạm phải hàng loạt nhiều loại xao nhãng khác nhau như: xao nhãng tâm lý, xao nhãng thị giác, xao nhãng thao tác tay.

Nguyên nhân khiến lái xe mất tập trung, khắc phục như thế nào?

Bởi khi ăn, mắt của người lái xe sẽ phải nhìn vào các món ăn, thức uống và còn phải bỏ tay ra khỏi vô lăng để cầm thức ăn, điều này còn lặp đi lặp lại suốt một quãng đường dài. Chính vì vậy, việc vừa lái xe vừa ăn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của tài xế lẫn hành khách trên xe.

Lái xe khi buồn ngủ

Khi cơn buồn ngủ ập đến, não bộ sẽ rất khó để tập trung để làm bất cứ việc gì ngay cả lái xe. Buồn ngủ, mệt mỏi chính là một yếu tố gây mất tập trung khi lái xe mà nhiều người hiện nay gặp phải.

Cách loại bệnh nghề nghiệp của tài xế hay mắc phải

Do đó, khi bước lên xe và cầm lái, bạn cần phải đảm bảo bản thân đang trong trạng thái tỉnh táo, tinh thần minh mẫn để có thể lái xe an toàn. Nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì bạn không nên lái xe hoặc dừng ở nơi nào an toàn để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục chuyến hành trình của mình.

Suy nghĩ miên man không tập trung

Trong đầu có quá nhiều suy nghĩ miên man cũng là một yếu tố gây mất tập trung khi lái xe phổ biến hiện nay. Việc suy nghĩ miên man là hoàn toàn vô hại tuy nhiên chúng lại có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông nếu như bạn đang cầm lái ô tô.

Cảnh báo mất tập trung – tính năng quan trọng ít được quan tâm tại Việt Nam | Otosaigon

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng, có đến 62% các vụ tai nạn ô tô xảy ra nguyên nhân là do người lái suy nghĩ miên man, không tập trung vào việc lái xe. Thậm chí, nguyên nhân này còn có tỉ lệ cao hơn gấp 5 lần so với việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe.

Tâm trạng không tốt

Bạn có biết việc lái xe với một tâm trạng kích động, bực tức có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cao gấp 10 lần những yếu tố khác. Khi tâm trạng không tốt, suy nghĩ và sự tập trung cho việc lái xe sẽ không còn cao, điều này dẫn đến khả năng xử lý các tình huống bị kém đi và dễ gây tai nạn.

Các bệnh nghề nghiệp của tài xế thường mắc phải

Đối với một quốc gia có hệ thống đường xá, giao thông phức tạp như Việt Nam, sẽ đòi hỏi sự tập trung cao độ mỗi khi lái xe trên đường và đặc biệt là khi lưu thông trong những đô thị tấp nập. Bên cạnh đó, rất nhiều yếu tố môi trường như khói bụi, nắng nóng, kẹt xe,… có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người lái. Do đó, hãy nhớ rằng mỗi khi cầm lái bạn cần phải hết sức bình tĩnh trước những tình huống có thể xảy ra trên đường để đưa ra cách giải quyết an toàn và phù hợp nhất.

Cách khắc phục sự mất tập trung khi lái xe ô tô

Ô tô có nhiều công nghệ hỗ trợ lái

Ngày nay, các nhà sản xuất ô tô vì để hạn chế được phần nào tình trạng mất tập trung khi lái xe đã trang bị rất nhiều công nghệ hỗ trợ lái hiện đại trên các mẫu xe của họ. Một số tính năng mà chúng ta thường thấy trên các mẫu xe hiện đại như: hệ thống cảnh báo mất tập trung, cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo va chạm phía trước,…

Cảnh báo mất tập trung – tính năng quan trọng ít được quan tâm tại Việt Nam | Otosaigon

Mặc dù vậy, người lái xe vẫn là nguyên tố chủ chốt để bảo đảm an toàn cho cả hành trình. Mặc cho xe có nhiều công nghệ hiện đại như thế nào , nhưng để đảm bảo có một chuyến đi an toàn thì các tài xế cần phải luôn có sự tập trung cao độ cũng như tuân thủ các quy tắc lái xe an toàn.

Nguyên tắc A.G.K.L.M

Bên cạnh đó, để tránh việc mất tập trung khi lái xe, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng 5 nguyên tắc lái xe an toàn A.G.K.L.M sau đây của Smith System:

  • A (Aim high in steering) – Nhìn xa hơn về phía trước: Cần phải có tầm nhìn xa hơn về phía trước chứ không nên chỉ nhìn phần đường trước đầu xe hay nhìn chằm chằm vào đuôi xe phía trước. Điều này giúp người lái có thể kịp thời nhận biết và xử lý được các tình huống diễn ra bất ngờ.
  • G (Get the big picture) – Nhìn bao quát: Cần có góc nhìn bao quát và tổng thể để dự đoán và đưa ra phương án xử lý kịp thời trước những tình huống diễn ra trên đường.
  • K (Keep your eyes moving) – Quan sát linh hoạt: Bên cạnh việc chú ý phía trước, người lái cũng cần quan sát 2 bên hông xe thông qua gương chiếu hậu, giúp tài xế kiểm soát được không gian xe di chuyển và đảm bảo an toàn khi xe sau muốn vượt.
  • L (Leave yourself an out) – Để lại khoảng thoát: Luôn giữ một khoảng cách an toàn đối với xe phía trước và xe chạy 2 bên, chừa lại một khoảng không gian an toàn để kịp xử lý các sự cố bất ngờ.
  • M (Make sure they see you) – Luôn đảm bảo các tài xế xe khác thấy xe bạn: Trong các tình huống như xin vượt, chuyển hướng, rẽ, nhập làn… hãy luôn bật đèn tín hiệu và bấm còi xe để các lái xe khác thấy xe bạn và chủ động nhường đường. Nhất là trước khi vượt hay bắt buộc chạy song song cạnh xe lớn phải chắc chắn rằng lái xe nhìn thấy xe bạn, tuyệt đối không ở lâu trong vùng mù của xe khác.

Có trách nhiệm khi lái xe ô tô

Bạn nên nhớ rằng, phía sau vô lăng là trách nhiệm của chính bản thân mình, việc lái xe không chỉ đơn giản là lên xe và chạy mà đó còn là lúc bạn đang nắm giữ sự an toàn tính mạng của bản thân cũng như nhiều người khác. Do đó, mỗi khi lái xe bạn hãy đảm bảo bản thân đang trong tình trạng tỉnh táo, đầy đủ sức khỏe và minh mẫn để giúp cho chuyến đi an toàn hơn.

Bật mí những kinh nghiệm lái xe đường dài hay nhất cho tài xế

Ngoài ra, bạn cần đặt hết sự tập trung của mình về phía trước, không để tâm trí bị xao nhãng bởi các yếu tố khác như: điện thọa, thức ăn,… Có như vậy, bạn mới có thể lái xe tốt và có được những chuyến hành trình thực sự an toàn.

Trên đây là bài viết về những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe cũng như cách khắc phục chúng. Chúc bạn lái xe an toàn và luôn có những chuyến hành trình trọn vẹn!