Theo quy định, người tham gia giao thông cần xuất trình đủ 6 loại giấy tờ xe quan trọng nằm trong phạm vi tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông. Người điều khiển xe máy, xe ô tô cần chú ý mang đủ 6 loại giấy tờ sau khi lái xe ra đường.
Khi bị cảnh sát giao thông gọi vào kiểm tra, nếu thiếu 1 trong 6 loại giấy tờ xe quan trọng dưới đây sẽ bị phạt tiền và có thể bị tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 và khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA . Dưới đây là 6 loại giấy tờ xe cần mang theo khi lái xe ra đường:
6 loại giấy tờ xe cần mang theo khi lái xe ra đường
Giấy đăng ký xe (cavet)
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường cần mang theo giấy đăng ký xe (xe mà mình điều khiển) . Giấy đăng ký xe là loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, xe do ai sở hữu, giấy đăng ký xe là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi lái xe ra đường.
Đối với các phương tiện giao thông đang trong tình trạng cầm cố, người tham gia giao thông cần mang theo bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe) để chứng minh mình là người sở hữu phương tiện.
Nếu quên mang giấy đăng ký xe khi ra đường, chủ xe có thể liên hệ người thân mang đến hoặc xuất trình các loại giấy tờ khác có liên quan để chứng minh danh tính. Đồng thời, sử dụng App VNđI để xác thực, cung cấp thông tin cá nhân cho đơn vị kiểm tra.
Giấy phép lái xe (bằng lái xe)
Giấy phép lái xe là loại giấy tờ xe quan trọng cần mang theo khi tham gia giao thông. Giấy phép lái xe được cấp bởi Sở Giao Thông Vận Tải hoặc phòng Cảnh sát giao thông chứng minh người sở hữu đã được cấp quyền để điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Người được cấp giấy phép lái xe là người đã từng học qua luật giao thông và thi sát hạch lái xe để được cấp quyền điều khiển phương tiên, việc không mang giấy phép lái xe có thể bị phạt tiền từ 300 ngàn – 400 ngàn đồng và có thể bị tạm giữ phương tiện do không đủ điều kiện để điều khiển.
Nếu quên mang giấy phép lái xe khi ra đường bạn có thể nhờ người thân mang đến hoặc xuất trình giấy phép lái xe điện tử thông qua App VNeTraffic hoặc VNdID để chứng minh với cảnh sát giao thông.
Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giấy là loại giấy tờ quan trọng cần mang theo bên người mỗi khi lái xe ra đường. Ngoài ra, người lái xe ô tô cần mang theo giấy chứng nhận tem kiểm định còn hiệu lực để đảm bảo đầy đủ tất cả giấy tờ khi cảnh sát giao thông yêu cầu.
Loại giấy tờ này có mục đích chứng minh phương tiện mà chủ xe sử dụng để tham gia giao thông đã được kiểm định về mặt an toàn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển và những người tham gia giao thông khác.
Bên cạnh đó, loại giấy tờ quan trọng này còn có mục đích chứng minh phương tiện không gây ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp theo quy định cua nhà nước.
Giấy chứng nhận kiểm định an toànf kỹ thuật và bảo vệ môi trường chưa được áp dụng đối với xe máy, nhưng người điều khiển các phương tiện như: Ô tô, xe tải và các loại xe 04 bánh khác.
Việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là rất quan trọng đối với ô tô và các phương tiện giao thông lớn để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Đối với xe máy, việc bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra kỹ thuật cũng rất cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động tốt và an toàn dù không bắt buộc.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Khi lái xe ra đường người điều khiển phương tiện cần mang theo chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng và xuất trình khi cảnh sát giao thông yêu cầu. Loại chứng chỉ này có mục đích chứng minh người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã nắm vững các kiến thức và quy định an toàn giao thông.
Người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là người đã am hiểu về luật giao thông bao gồm cả cách xử lý và phản ứng đối với các tình huống giao thông, điều này đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và những người cùng tham gia giao thông trên đường.
Ngoài ra, người sử dụng xe máy chuyên dụng bao gồm các loại xe: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ cần mang theo bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dụng vì cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu kiểm tra loại giấy tờ này đối với các phương tiện kể trên.
Các loại xe máy chuyên dụng kể trên như xe nâng hàng, xe máy xúc, xe máy ủi, xe máy cày đây là các loại xe được sử dụng trong một công việc đặc thù trong xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp.
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại giấy tờ cần mang theo bên người khi tham gia giao thông và xuất trình khi cảnh sát giao thông yêu cầu. Loại giấy tờ này bảo đảm các trách nhiệm pháp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong trường hợp chủ xe gây tai nạn hoặc bị gây nạn. Đây là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc người điều khiển ô tô và xe máy phải mua nếu muốn sử dụng xe.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, người có bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ được công ty bảo hiểm chi trả các chi phí điều trị y tế và bồi thường thiệt hại cho người bị gây tai nạn. Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn giúp cho chủ xe có thể giảm thiểu gánh nặng tài chính khi gây ra tai nạn giao thông.
Các loại giấy tờ xe khác
Các loại giấy tờ xe khác theo quy định ở đây là các loại giấy tờ có liên quan đến phương tiện như: sổ bảo hiểm tự nguyện, sổ bảo dưỡng xe, giấy chứng nhận quyền sở hữu xe, giấy phép đặc biệt (đối với các phương tiện quá khổ, quá tải,…), biên lai đóng phí bảo trì đường bộ theo quy định.
Cảnh sát giao thông thường kiểm tra các loại giấy tờ xe gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nội dung tuần tra và kiểm soát của cảnh sát giao thông thì cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép lái xe
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (đôi với xe máy chuyên dụng đặc thù)
- Giấy đăng ký xe
- Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Các loại giấy tờ xe khác.
Như vậy, khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ, tùy vào phương tiện mà mình đang điều khiển mà người tham gia giao thông cần xuất trình các loại giấy tờ kể trên.
Không mang đủ giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định, người tham gia giao thông chỉ cần mang thiếu 1 trong 6 loại giấy tờ vừa kể trên sẽ bị cảnh sát giao thông phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy và 200.000 – 400.000 đối với xe ô tô. Cụ thể như sau:
Không mang giấy đăng ký xe bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt không mang theo giấy đăng ký xe được quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Đối với xe máy: Từ 100.000 – 200.000 đồng
- Đối với xe ô tô: Từ 200.000 – 400.000 đồng
Có thể tạm giữ phương tiện trong trường hợp người điều khiển phương tiện thật sự không có giấy đăng ký xe.
Không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt không mang theo giấy phép lái xe được quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Đối với xe máy: Từ 100.000 – 200.000 đồng
- Đối với xe ô tô: Từ 200.000 – 400.000 đồng
Trường hợp người điều khiển xe không có giấy phép lái xe thì phương tiện sẽ bị tạm giữ và có một mức phạt khác.
Không mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp không mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe ô tô, xe đầu kéo, rơ moóc (các loại xe bắt buộc kiểm định) có thể bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Mức phạt được quy định tại tại điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy, từ 400.000 – 600.000 đồng đối với xe ô tô máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Mức phạt được quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Không mang theo bằng và chứng chỉ sử dụng xe máy chuyên dụng bị phạt bao nhiêu?
Người điều khiển xe máy chuyên dụng cần mang theo bằng hoặc chứng chỉ sử dụng xe máy chuyên dụng. Nếu không sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng theo quy định tại điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Kết Luận Chung
Như vậy, người tham gia giao thông cần mang đủ 6 loại giấy tờ xe quan trọng bao gồm: Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ / Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (đôi với xe máy chuyên dụng đặc thù), Giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các loại giấy tờ xe khác để đảm bảo đầy đủ giấy tờ khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra.
- Giá lăn bánh Mazda 2 2024 & Tin Khuyến Mãi tháng (12/2024)
- Giấy tờ xe ô tô bao gồm những gì? Không có đủ giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu?
- Phim cách nhiệt ô tô VKool có tốt? Giá bao nhiêu?
- Đánh giá xe Toyota Corolla Altis 2024 kèm Thông Số và Hình Ảnh (12/2024)
- Toyota ra mắt Hilux GR Sport tại Nhật và Thái, quyết đấu Ford Ranger